Đảm bảo bằng tín chấp?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:06 (GMT+7)

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng

Để thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo – chủ thể không có tài sản bảo đảm trong việc tiếp cận vốn vay của Chính Phủ, pháp luật đã quy định biện pháp bảo đảm tín chấp. Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đảm bảo bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội như sau:

Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”
.

1.Khái niệm

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy ngoài biện pháp bảo đảm bằng tài sản, hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội. Khi các cá nhân, hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng mà không có tài sản đảm bảo, các tổ chức chính trị - xã hội có thể bằng uy tín của mình để đảm bảo trước các tổ chức tín dụng cho họ vay vốn. Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tị cơ sở bằng uy tín của mình đứng ra đảm bảo cho thành viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Khi đứng ra bảo đảm các tổ chức này theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay phải xác nhận điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình vay vốn. Đồng thời phải hỗ trợ, phối hợp với tổ chức tín dụng trong việc giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn. 
Tín chấp có tính chất “tương trợ” cho người nghèo vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo, gần giống như biện pháp bảo lãnh. Tuy nhiên, khác với bảo lãnh, tín chấp đơn thuần chỉ là dùng uy tín để cam kết về khả năng trả nợ của bên mang nghĩa vụ. Bên cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng vào uy tín và khả năng bên tín chấp sẽ kiểm soát việc vay và sử dụng tiền vay hiệu quả. Mặt khác, tín chấp là một hình thức xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, vậy nên tín chấp thường được áp dụng giữa Ngân hàng chính sách – xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để đảm bảo cho người nghèo vay vốn.

2.Đặc điểm

Tín chấp thuộc nhóm các biện pháp bảo đảm có tính chất đối nhân, không cần tài sản đảm bảo cùng với biện pháp bảo lãnh. Do đó, có thể nói tín chấp là một hình thức bảo lãnh vay vốn nhưng phân biệt với biện pháp bảo lãnh thông thường ở một số điểm sau:
-Một là chủ thể bảo đảm: phải là tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở. Cụ thể, quy định tại Điều 45 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định các tổ chức đảm bảo bằng tín chấp, như sau:

Điều 45. Bên bảo đảm bằng tín chấp
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác”
.

-Hai là bên được bảo đảm: phải là thành viên nghèo của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm
-Ba là đối tượng để bảo đảm: là uy tín của bên bảo đảm
-Bốn là mục đích vay: sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, và bên vay phải thực hiện tiền vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng. 

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư