2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thờ cúng tổ tiên là phong tục lâu đời của nhân dân ta, con cháu thờ cúng tổ tiên hoặc tự cá nhân có thể để lại di sản cho việc thờ cúng của mình sau khi chết. Việc để lại di sản thờ cúng không chỉ có giá trị tinh thần mà còn có giá trị vật chất mang tính pháp lý, nên pháp luật có những quy định cụ thể về việc công nhận và bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản vào việc thờ cúng. Bài viết này sẽ làm rõ quy định trên theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.
"Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng"
Di sản dùng vào việc thờ cúng dựa trên căn cứ người lập di chúc xác lập quyền định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể là quyền tài sản, hoặc tiền mặt, hoặc vật có giá trị,…Di sản dùng vào việc thờ cúng không được tính vào phần chia di sản thừa kế. Di sản thừa thừa kế là phần di sản còn lại sau khi đã thực hiện hết tất cả các nghĩa vụ tài chính, chi phí phát sinh trong đó bao gồm cả di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản. Bởi vì thờ cúng tổ tiên là nghĩa vụ của mọi cá nhân, phần di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được coi là một phần nghĩa vụ của họ.
Người thực hiện quản lý di sản thờ cúng là người do người lập di chúc chỉ định hoặc do những người thừa kế chọn hoặc là một trong số những người thừa kế theo pháp luật.
- Người được chỉ định trong di chúc: Người lập di chúc có thể tự quyết định một người bất kỳ mà họ tin tưởng để thực hiện quản lý di sản thờ cúng, hoặc cũng có thể thỏa thuận với người chỉ định về việc chỉ định họ là người quản lý di sản. Có thể thấy người quản lý di chúc không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện quản lý di sản theo yêu cầu của người để lại di sản, họ có quyền không thực hiện nghĩa vụ đó nếu xét thấy mình không đủ điều kiện, hoặc không mong muốn thực hiện. Do đó khi họ không thực hiện việc quản lý di sản theo chỉ định thì những người thừa kế có quyền chọn người khác thay thế. Quyền chọn người khác thay thế thuộc về người thừa kế thay thể vì lúc này người lập di chúc đã qua đời, họ không thể tiếp tục tự mình quyết định thay đổi người quản lý được nữa, vậy nên những người thừa kế với tư cách là người tiếp nối quyền của người lập di chúc, có thể chỉ định một người quản lý mới.
- Người được chọn khi không có di chúc chỉ định: Di sản để lại thừa kế bắt buộc phải có người người quản lý, vì nó không thuộc về sở hữu riêng của bất kỳ chủ thể nào, người quản lý là người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ liên quan. Vậy nên, nếu người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản thì những người thừa kế có nghĩa vụ cử một người quản lý chung. Người đó có thể chính là một trong những người thừa kế. Người quản lý phải thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận của những người thừa kế.
- Người quản lý di sản trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đều chết. Người thừa kế theo pháp luật có thể là cha, mẹ, vợ, con, cô, gì, chú, bác,…những người này không có tên trong di chúc để lại di sản của người lập di chúc. Tuy nhiên, khi những người thừa kế theo di chúc đều chết hết thì họ đương nhiên trở thành người sở hữu di sản, vì họ là người có quan hệ mật thiết, gần gũi nhất với người để lại di sản. Mặc dù trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều chết trên thực tế rất khó xảy ra, tuy nhiên không phải là không thể. Pháp luật quy định như vậy nhằm dự trù cho phương án xấu nhất có thể xảy ra.
Di sản để lại phải đảm bảo đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các khoản chi phí phát sinh mới có thể chia phần di sản thờ cúng và thừa kế. Do đó, nếu toàn bộ di sản của không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài sản hoặc thanh toán vừa đủ thì không được dành một phần di sản vào việc thừa kế. Thờ cúng không phải trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của mọi cá nhân, mỗi người cùng nhau đóng góp xây dựng, không mang tính bắt buộc; còn nghĩa vụ tài chính mang tính bắt buộc, gắn với một cá nhân cụ thể. Nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc tương ứng với nghĩa vụ của người thứ ba, vì vậy pháp luật phải đảm bảo quyền lợi của người thứ ba trước, phần di sản dùng vào việc thờ cúng phải được dùng để thanh toán các nghĩa vụ này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh