2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tại Việt Nam, hòa giải ở cơ sở là một cơ chế giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng dân cư. Đa số người dân có nhu cầu được giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hòa giải ở cơ sở, trung bình mỗi năm các tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước đã tiến hành hòa giải 120.000 vụ, việc; hòa giải thành 100.000 vụ việc (tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 80%). Để hoạt động hòa giải được diễn ra thuận lợi trong một số trường hợp hòa giải viên có thể mời thêm một bên khác tham gia vào hòa giải khi được sự đồng ý của các bên. Vậy trong trường hợp này, người được mời tham gia hòa giải gồm những ai? Pháp luật hiện hành quy định gì về người được mời tham gia hòa giải? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hòa giải cơ sở là hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.
Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Điều 20 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về địa điểm, thời gian hòa giải như sau:
“1. Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.”
Về địa điểm hòa giải: Trong thực tiễn hòa giải ở cơ sở, rất nhiều trường hợp, hòa giải viên không chỉ tiến hành hoà giải một lần là có thể giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn được ngay mà thường phải kiên trì, tốn nhiều thời gian, công sức gặp gỡ từng bên hoặc các bên nhiều lần để phân tích, giải thích, thuyết phục. Bên ạnh đó, các bên tranh chấp, mâu thuẫn cũng cần có thời gian để suy ngẫm những điều hoà giải viên đã phân tích, giải thích. Bởi vậy, việc lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hoà giải được diễn ra nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện hoà giải, phù hợp với nguyện vọng, bảo đảm thuận lợi cho các bên tranh chấp, mâu thuẫn. Địa điểm có thể là nhà riêng của một bên, nhà riêng của hòa giải viên, nhà văn hóa hay địa điểm khác mà các bên cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Về thời gian hòa giải: để bảo đảm việc hòa giải được tiến hành kịp thời, tránh dây dưa, kéo dài, dẫn đến những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, tại Khoản 2, Điều 20 Luật hòa giải ở cơ sở quy định “Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải”.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng việc hoà giải kịp thời, đúng lúc khi sự việc xảy ra thì càng thuận lợi cho việc hòa giải đạt được kết quả, bởi nếu để mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài, rất có thể trở nên gay gắt, phức tạp hơn, việc thuyết phục các bên đạt được thoả thuận sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Trong trường hợp hoà giải viên là người trực tiếp chứng kiến tranh chấp, mâu thuẫn và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay thì việc hoà giải có thể được tiến hành ngay tại thời điểm và nơi xảy ra tranh chấp, kịp thời can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên, không để kéo dài tình trạng cãi cọ qua lại hoặc tụ tập, bàn tán, kích động dẫn đến diễn biến xấu có thể xảy ra.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh