Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Khoản 10, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính là một trong các hành vi bị cấm

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.

Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Khoản 10, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính là một trong các hành vi bị cấm

Nội dung:

Khoản 10, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

  • “Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Theo quy định tại Khoản 14, Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư thì:

“Hồ sơ” là tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì hồ sơ xử phạt hành chính đối với trường hợp có lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính như sau: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục (Biên bản giải trình, biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính).

Đối với hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ căn cứ vào từng biện pháp và từng đối tượng cụ thể được áp dụng, đảm bảo các tài liệu quy định tại Chương II, Phần thứ ba của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Khi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính, phải tiến hành lưu trữ hồ sơ nhằm mục đích dùng làm căn cứ để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Việc giả mạo, làm sai lệch hồ sơ trong công tác là hành vi của một người vì vụ lợi cá nhân khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Đặc điểm của hành vi này bao gồm:

- Mặt khách quan: Người vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi khách quan sau:

Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là hành vi thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho giấy tờ, tài liệu không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa. Người vi phạm là người có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận giấy tờ, tài liệu. Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch.

Làm, cấp giấy tờ giả là hành vi làm ra hoặc đưa vào lưu thông các loại giấy tờ giả. Trong thực tế, giấy tờ giả là các loại giấy tờ được in bằng khuôn mẫu giả, chữ kí giả, dấu chứng thực giả… Người có chức vụ, quyền hạn chỉ cần làm ra hoặc cấp các loại giấy tờ này là có dấu hiệu hành vi giả mạo trong công tác.

Giả mạo chữ kí của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi kí tên của người khác vào giấy tờ, tài liệu. Người khác trong trường hợp này cũng là người có chức vụ, quyền hạn.

- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp với động cơ là vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác

- Khách thể: Xâm phạm quan hệ hành chính mà nhà nước bảo vệ, cụ thể quy định tại Khoản 9, Điều 22, Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính là một trong các hành vi bị cấm, chủ thể khi vi phạm áp dụng các chế tài là xử lý kỷ luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư