2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiệu lực, thời hạn là căn cứ làm phát sinh, chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự đối với các cá nhân, pháp nhân, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đối với quyền bề mặt hiệu lực, thời hạn được pháp luật ghi nhận và quy định cụ thể. Vậy chúng ta cùng làm rõ quy định về thời hạn, hiệu lực quyền bề mặt theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Điều 267 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Hiệu lực và thời hạn quyền bề mặt được quy định cụ thể như sau:
Theo quy định tại điều 269 Bộ luật dân sự 2015 hiệu lực quyền bề mặt đươc xác định:
"'Điều 269. Hiệu lực của quyền bề mặt
Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác".
Thông thường khi chuyển giao tài sản thì thời điểm mà quan hệ đó có hiệu lực là khi tài sản được chuyển giao. Trong quan hệ dân sự về chuyển giao quyền bề mặt cũng vậy, thời điểm có hiệu lực sẽ là khi chủ sở hữu chuyển giao tài sản là mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thẻ có quyền bề mặt. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc tính của tài sản chuyển giao mà pháp luật có luật chuyên ngành điều chỉnh riêng, khi đó hiệu lực của quyền bề mặt sẽ được xác định theo luật chuyên ngành hoặc các bên cũng có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực khác, khi đó hiệu lực quyền bề mặt không còn phụ thuộc vào việc đã chuyển giao tài sản trên thực tế hay chưa.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền bề mặt khi quyền phát sinh hiệu lực. Tuy pháp luật không quy định điều kiện cụ thể để một cá nhân, pháp nhân được hưởng quyền bề mặt, nhưng chúng ta phải hiểu chủ thể có quyền bề mặt phải là chủ thể đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về điều kiện chủ thể. Một tổ chức muốn được hưởng quyền bề mặt trước tiên phải đáp ứng điều kiện của pháp luật để có tư cách pháp nhân. Còn đối với cá nhân, nếu muốn trực tiếp hưởng quyền bề mặt thì phải đáp ứng các điều kiện pháp luật về năng lực hành vi dân sự. Những người không đáp ứng năng lực hành vi dân sự là những cá nhân chưa đủ 18 tuổi, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, những cá nhân này khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự phải có người đại diện, giám hộ thay mình thực hiện quyền, nghĩa vụ. Như vậy quyền bề mặt chỉ phát sinh hiệu lực đối với các chủ thể đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể và trực tiếp được chủ sở hữu chuyển giao tài sản.
Thời hạn quyền bề mặt theo quy định tại Điều 270 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
"Điều 270. Thời hạn của quyền bề mặt
1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng".
Tùy thuộc vào căn cứ xác lập mà quyền bề mặt có thời hạn khác nhau. Tuy nhiên, diều đáng lưu ý là quyền bề mặt chỉ là một quyền phái sinh từ quyền sở hữu, vì vậy trong mọi trường hợp thời hạn quyền bề mặt không được vượt quá thời hạn quyền sử dụng đất. Ví dụ Luật đất đai 2013 quy định đối với đất sử dụng ổn định lâu dài như đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì thời hạn quyền bề mặt là vô hạn; tuy nhiên đối với thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với gia đình, cá nhân lại không được quá 50 năm.
Các bên có quyền đơn phương chấm dứt thời hạn quyền bề mặt, nếu trong trường hợp quyền bề mặt được xác lập trên cơ sở thỏa thuận hoặc di chúc mà lại không xác định thời hạn. Nếu bên nào chấm dứt trước thì phải thông báo cho bên còn lại trước ít nhất 06 tháng bằng văn bản, quy định này nhằm tạo điều kiện để bên còn lại có sự chuẩn bị, giải pháp để tránh thiệt hại xảy ra.
Việc xác định hiệu lực, thời hạn quyền bề mặt có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền của các bên đối với tài sản chuyển giao, là căn cứ để pháp luật bảo hộ cho quyền lợi của các chủ thể. Trên đây là những quy định của pháp luật về hiệu lực và thời hạn quyền bề mặt.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh