Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khoản 1, Điều 15, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về quyền khiếu nại trong lĩnh vực hành chính của cá nhân, tổ chức.
Quyết định xử lý vi phạm hành chính gồm được áp dụng với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, là văn bản pháp lý cuối cùng mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính là văn bản pháp lý cuối cùng được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Khi khiếu nại hành chính, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Căn cứ pháp lý: Được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại năm 2011.
- Khái niệm: Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011quy định : Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Chủ thể: Người khiếu nại (là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại); Người bị khiếu nại; Người giải quyết khiếu nại (Thủ trưởng cơ quan, tổ chức ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính); Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
- Đối tượng khiếu nại: gồm 03 đối tượng: Quyết định hành chính; Hành vi hành chính; Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011).
- Hình thức khiếu nại: Công dân có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn (theo Điều 8, Luật Khiếu nại 2011). Tạo điều kiện cho họ bảo vệ quyền lợi của mình
- Thời hiệu khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9, Luật Khiếu nại 2011) Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà có giấy tờ hợp lệ làm căn cứ để chứng minh, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
- Các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại: Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết (Điều 11 Luật Khiếu nại 2011):
- Thời hạn giải quyết khiếu nại:
- Đình chỉ giải quyết khiếu nại: Khi người khiếu nại rút đơn khiếu nại ( Điều 10 Luật Khiếu nại 2011)
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Khoản 12, Điều 12, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định hành vi Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý,… là hành vi bị cấm
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Khoản 11, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính,… là một hành vi bị cấm
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Trong vi phạm hành chính cũng tương tự, không phải lúc nào cũng áp dụng quan hệ điều hành, quản lý mà xen lẫn trong đó là trách nhiệm dân sự nếu gây ra bồi thường thiệt hại. Đây là một trong những điều khoản được quy định tại Điều 13, Luật XLVPHC năm 2012
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính tại Điều 14, làm căn cứ để hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn và nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
Tìm kiếm nhiều