Quyết định xử lý vi phạm hành chính gồm được áp dụng với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, là văn bản pháp lý cuối cùng mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính là văn bản pháp lý cuối cùng được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quy định về khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính được nêu rõ tại Khoản 1, Điều 15, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính”
- Căn cứ pháp lý: Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
- Khái niệm: Pháp luật không quy định về khởi kiện hành chính, song có thể hiểu, về bản chất của khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trực tiếp bởi các loại đối tượng hành chính trên (quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh…).
- Chủ thể: Người khởi kiện (cơ quan, tổ chức, cá nhân); Người bị kiện; Người giải quyết (Tòa án có thẩm quyền giải quyết cụ thể là Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết. Nếu vụ án đưa ra xét xử thì phải có Hội đồng xét xử gồm Thẩm phán và các Hội thẩm nhân nhân dân); Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Đối tượng khởi kiện: gồm 05 đối tượng: Quyết định hành chính; Hành vi hành chính; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Khiếu kiện danh sách cử tri (Điều 30, Luật Tố tụng hành chính 2015)
- Hình thức khởi kiện: Khởi kiện bằng đơn khởi kiện (Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015). Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Thời hiệu khởi kiện: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày (khoản 2, 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015).
- Thẩm quyền giải quyết: Tòa án có thẩm quyền giải quyết có thể là Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh phụ thuộc cấp ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 31, 32 Luật Tố tụng hành chính 2015).
- Các trường hợp không thụ lý giải quyết: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây ( Khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015)
- Thời hạn giải quyết:
- Đình chỉ giải quyết khởi kiện: Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp: (Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015)
- Tạm đình chỉ khởi kiện: Điều 141 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một các trường hợp sau:
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Khoản 12, Điều 12, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định hành vi Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý,… là hành vi bị cấm
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Khoản 11, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính,… là một hành vi bị cấm
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính tại Điều 14, làm căn cứ để hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn và nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Khoản 1, Điều 15, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về quyền khiếu nại trong lĩnh vực hành chính của cá nhân, tổ chức.
Tìm kiếm nhiều