2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.
Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Đối với vấn đề lợi dụng quyền hạ, chức vụ bị cấm tại Khoản 2, Điều 12, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Đấu tranh loại bỏ biểu hiện “lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn” - giải pháp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những vấn đề được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống rất nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, đấu tranh loại bỏ nó là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Có thể nói, trong bộ máy công quyền ở nước ta, đa phần cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, với những thủ đoạn rất tinh vi. Có người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái nhằm chiếm đoạt tài sản (cá nhân, tổ chức, nhà nước), làm sai lệch kết quả hoặc thông tin nào đó,… để trục lợi cá nhân. Có người lại thao túng công tác cán bộ, lạm dụng quyền lực để cất nhắc, bổ nhiệm đề bạt người thân, người nhà, “cánh hẩu” vào các vị trí, chức vụ được cho là nhạy cảm, “dễ sinh lời”, v.v. Việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi của cán bộ, đảng viên do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là do cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức của Đảng, các cơ quan của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như các tổ chức chính trị xã hội các cấp chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả; còn có những kẽ hở để một số cán bộ, đảng viên lợi dụng, lạm dụng, cố ý làm trái.
Trên thực tế, việc thực hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng và thực thi Luật Phòng chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ sau Đại hội XII đến nay đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Đã có hơn 1.300 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý liên quan đến các biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ,... dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tiền, tài sản của nhà nước, nhân dân; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, lợi dụng biểu hiện đó, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động xuyên tạc, quy kết, thổi phồng, thực hiện ý đồ xấu. Bởi vậy, đấu tranh loại bỏ những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn là một trong những vấn đề cấp bách, giải pháp rất quan trọng nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh hiện nay.
Trong quan hệ giữa các bên về xử lý vi phạm hành chính, đặc trưng của nó là tính chấp hành, mệnh lệnh và phục tùng, nghĩa là có sự chênh lệch về chủ thể, một bên được Nhà nước trao quyền để quản lý hành chính nhà nước còn bên còn lại phải tuân theo và không được làm trái. Do đó, để hạn chế sự mất cân đối về quyền đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm là một trong các hành vi bị cấm.
Bên cạnh đó, khi dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính cũng được xem là hành vi lợi dụng công quyền để bao che người khác. Cùng một hành vi vi phạm như nhau nhưng đáng lẽ ra, họ phải nhận mức xử phạt vi phạm hành chính như nhau thì lại nhờ đó mà bị áp dụng nhẹ hơn, không thể hiện được tính công bằng của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh