Nghĩa vụ của bên cầm giữ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:06 (GMT+7)

Để bảo lợi ích của bên có nghĩa vụ trong quan hệ cầm giữ tài sản, bên cầm giữ phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Để bảo lợi ích của bên có nghĩa vụ trong quan hệ cầm giữ tài sản, trong và sau khi kết thúc thời hạn cầm giữ, bên cầm giữ phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Điều 349 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cầm giữ như sau:

Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm giữ
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ”

1.Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ

Kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ thì bên cầm giữ phải bảo quản tài sản, không được là hư hỏng, mất mát, giảm sút giá trị tài sản. Việc cầm giữ chỉ mang tính chất tạm thời, nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trên thực tế, tài sản vẫn thuộc quyền của bên có nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ mới thực sự là bên có quyền lợi liên quan trực tiếp đến tài sản. Vì vậy, trước khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình, thì bên cầm giữ phải bảo quản, giữ gìn tài sản cần thận.

2.Không được thay đổi tình trạng của tài sản

Tài sản cầm giữ nhằm mục đích ép buộc bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Vì vậy, trong thời hạn cầm giữ, bên cầm giữ phải đảm bảo tình trạng, chất lượng, công dụng của tài sản phải còn nguyên vẹn. Bên có nghĩa vụ mới là bên có quyền lợi trực tiếp từ tài sản, nếu bên cầm giữ lợi dụng quyền hạn của mình mà gây bất lợi cho tài sản cầm giữ thì sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên có nghĩa vụ. Pháp luật quy định cầm giữ tài sản, hoặc bất kỳ biện pháp bảo đảm nào mà bên nhận bảo đảm được quyền chiếm giữ tài sản chỉ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, bảo vệ lợi ích của bên có quyền. Mà quyền lợi của bên này phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia, do đó, bên nhận bảo đảm cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình để đáp ứng quyền lợi của bên có quyền.

3.Không được chuyển giao, sử dụng tài sản

Bên cầm giữ được sử dụng, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm giữ nếu bên có nghĩa vụ đồng ý. Đồng thời, bên cầm giữ cũng không có quyền chuyển giao tài sản cầm giữ cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào như: bán, tặng cho, dùng tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác,…Vì bên cầm giữ, chỉ có quyền chiếm giữ tài sản, chứ không có quyền định đoạt tài sản đó, quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.

4.Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện

Trong thời hạn cầm giữ mà nghĩa vụ được thực hiện xong thì, bên cầm giữ phải giao trả lại tài sản cho bên có nghĩa vụ. Căn cứ pháp lý để chiếm giữ tài sản là, đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng song vụ nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì biện pháp cầm giữ phát sinh hiệu lực, theo quy định tại khoản 1 Điều 347 BLDS năm 2015: “Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ, tức căn cứ cầm giữ không còn thì bên cầm giữ tất nhiên phải trả lại tài sản. Nếu trước khi nghĩa vụ của hợp đồng song vụ được hoàn thành, mà bên có nghĩa vụ hoặc bên có quyền liên quan vẫn đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch thì bên cầm giữ không có nghĩa vụ phải giao tài sản, theo quy định tại khoản 2 Điều 47 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: “Trường hợp chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền khác đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ không có nghĩa vụ giao tài sản cho bên tham gia giao dịch dân sự đó”. Bên có nghĩa vụ biết rõ tài sản đang được đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, nhưng vẫn cố tình đưa tài sản vào giao dịch trong thời hạn biện pháp bảo đảm đang có hiệu lực, vì vậy, bên cầm giữ không cần phải giao tài sản, đây hoàn toàn là do lỗi của bên mang nghĩa vụ. 
5.Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng mất mát tài sản
Đây là trách nhiệm mà bên cầm giữ phải gánh chịu khi vi phạm các nghĩa vụ trên. Bất kỳ hành hành vi vi phạm nghĩa vụ nào của bên cầm giữ mà gây thiệt hại cho tài sản cầm giữ, thì đều phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi đó. Nghĩa vụ bồi thường này có thể được bù trừ vào nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư