2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tại Việt Nam, hòa giải ở cơ sở là một cơ chế giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng dân cư. Đa số người dân có nhu cầu được giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hòa giải ở cơ sở, trung bình mỗi năm các tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước đã tiến hành hòa giải 120.000 vụ, việc; hòa giải thành 100.000 vụ việc (tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 80%). Để hoạt động hòa giải được diễn ra thuận lợi trong một số trường hợp hòa giải viên có thể mời thêm một bên khác tham gia vào hòa giải khi được sự đồng ý của các bên. Vậy trong trường hợp này, người được mời tham gia hòa giải gồm những ai? Pháp luật hiện hành quy định gì về người được mời tham gia hòa giải? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hòa giải cơ sở là hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.
Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Điều 19 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về người được mời tham gia hòa giải như sau:
“1. Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.
2. Người được mời tham gia hòa giải phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở.
3. Cơ quan, tổ chức có người được mời tham gia hòa giải có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia hòa giải.”
Theo đó, hòa giải viên hoặc các bên có thể mời người khác tham gia hòa giải. Việc mời người khác tham gia hòa giải phải được sự đồng ý của các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Người được mời có thể là người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác. Có thể thấy quy định trên thể hiện sự hỗ trợ một cách hợp lý trong những trường hợp cần thiết để hoạt động hòa giải đạt được mục đích cuối cùng.
Tuy nhiên, khi tham gia hòa giải, người được mời tham gia hòa giải cũng phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, bao gồm: Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở; bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi…
Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có người được mời tham gia hòa giải có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia hòa giải.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh