2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của những quy luật khách quan của xã hội, xuyên suốt nội dung, hình thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, hành vi pháp luật, ý thức pháp luật.
Từ đó, chúng ta thấy rằng, nguyên tắc cơ bản của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành được hiểu là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và xuyên trong quá trình xử lý hành chính, gồm cả quá trình xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Có 10 nguyên tắc cơ bản của Luật Xử lý vi phạm hành chính với 06 nguyên tắc khi xử phạt vi phạm và 04 nguyên tắc khi áp dụng biện pháp xử lý. Chúng có mối liên hệ qua lại, mật thiết với nhau nhưng từng nguyên tắc cụ thể có sự thể hiện, cụ thể hóa với những mức độ, phạm vi khác nhau trong từng lĩnh vực điều chỉnh cụ thể của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của xử phạt vi phạm hành chính là Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tại điểm e, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Vậy, nguyên tắc này được hiểu như thế nào, bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp cho các bạn!
Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.
Một trong những biện pháp mà nhà nước đặt ra và có ý nghĩa quan trọng cũng như chế tài phổ biến nhất đó là hình thức xử phạt tiền – hình thức xử phạt chính trong xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống cho thấy rằng, hành vi của tổ chức vi phạm sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với cá nhân vi phạm – mang tính đơn lẻ. Do đó, khi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, gấp đôi so với cá nhân vi phạm
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính trong đó, tổ chức cá nhân phải bỏ ra một khoản vật chất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hành vi vi phạm của mình.
Nguyên tắc đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là nguyên tắc mới được đưa vào trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được Luật năm 2020 kế thừa. Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, về cơ bản, quy định về mức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính sẽ rơi trong khung từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực nói trên nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp sản xuất phim cũng như thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực phim ảnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc của mình, vì giấy phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim của mình có vấn đề, không thể sử dụng cho nên doanh nghiệp A mượn giấy phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim của doanh nghiệp B để hoàn thành công việc của mình.
Như vậy, hành vi này của công ty A vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi Sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim của cơ sở sản xuất phim khác.
Hành vi của công ty B vi phạm quy định tại Khoản 6, Điều 6, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
Nếu như A và B chỉ là cá nhân thì sẽ chịu mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nhưng vì đây là doanh nghiệp, là tổ chức cho nên mức phạt phải chịu là từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh