Những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì xử lý như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:54 (GMT+7)

Những người có quyền hưởng di sản của nhau là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ chồng, con cái của người để lại di sản

Trên thực tế có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng một thời điểm do một tai nạn không thể lường trước được. Khi đó việc chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy việc chia di sản sản trong trường hợp này được xác định như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

1.Khái niệm những người có quyền thừa kế di sản của nhau.

Những người có quyền hưởng di sản của nhau là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ chồng, con cái của người để lại di sản. Những người có quyền hưởng di sản của nhau đương nhiên được hưởng một phần di sản của người đã chết dù người đó không có tên trong di chúc.

2.Quy định về chia di sản khi những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm.

"Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này".

Việc những người thừa kế tài sản của nhau chết cùng thời điểm không phải là trường hợp khó xảy ra, họ có thể chết do một tai nạn bất kỳ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được ai chết trước ai chết sau, nên pháp luật quy định có thể suy đoán là chết cùng thời điểm. Mỗi người đều có tài sản riêng để lại thừa kế avf đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức có quyền được hưởng di sản của nhau. Tuy nhiên bản chất của thừa kế là di chuyển tài sản của người chết sang cho người còn sống, vậy nên trong trường hợp này người thừa kế không có quyền thừa kế nữa vì họ đã chết trước khi quan hệ thừa kế phát sinh. Khi đó, di sản thừa kế của mỗi người sẽ được chia cho những người thừa kế của họ theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định như vậy để việc chia di sản thừa kế được tiên hành bình thường, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác. Ví dụ: ông A có vợ là bà B và hai người con là C, D. C đã lập gia đình và có vợ là F (cưa có con). Ồng A và D gặp tai nạn giao thông và chết cùng thời điểm (không để lại di chúc), khi đó việc chia thừa kế tiến hành như sau: Tài sản ông A để lại được chia cho vợ con là bà B và anh C (vì anh D đã chết nên không được hưởng thừa kế); Tài sản anh D được chia cho mẹ và vợ là bà B và chị F (vì ông A đã chết nên không có quyền hưởng di sản).
Tuy nhiên việc chia di sản trong trường hợp này còn có thể chia theo phương thức thừa kế thế vị. Theo đó, thừa kế thế vị là việc con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố mẹ (ông, bà) để hưởng di sản từ ông bà (cụ) để lại. Người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà đáng lẽ ra bố, mẹ hoặc ông bà được hưởng nếu còn sống, và được chia di sản công bằng với những người thừa kế khác. Tuy nhiên điều kiện cơ bản khi hưởng thừa kế là người kế thế vị phải đang còn sống. Ví dụ: Ông A (đã mất vợ) có hai người con là B, C. B đã lập gia đình có vợ là D và một người con là F. Ông A và B mất cùng thời điểm (không để lại di chúc). Việc chia thừa kế được tiến hành như sau: Tài sản ông A được chia đều cho C và B tuy nhiên B đã chết nên phần tài sản đáng lẽ B được hưởng để lại cho F (F là người thừa kế thế vị); Tài sản của B thì chia bình thường cho vợ con là D và F.
Trên đây là quy định của pháp luật về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư