Chat với luật sư Tư vấn miễn phí ngay

Dịch vụ luật sư

Những quy định chung về quy hoạch

Thứ tư, 08/03/2023, 15:36:49 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và được xác định như là một trong những động lực cho tăng trưởng. Chính vì vậy, để tạo được động lực tăng trưởng mới, khai thác hết tiềm năng cho phát triển, quy hoạch cần phải dài hơi và đi trước một bước; phải coi quy hoạch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển KT-XH. Để đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động quy định, Luật quy hoạch năm 2017 số 21/2017/QH14 gòm 06 chương, 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2019. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về những quy định chung về quy hoạch trong Luật quy hoạch 2017.

Quy hoạch là gì?

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch

Với mục đích đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quy hoạch, Điều 4 Luật quy hoạch 2017 quy định về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch như sau:

- Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

- Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.

- Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Theo đó, hoạt động quy hoạch phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Hệ thống quy hoạch quốc gia

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật quy hoạch 2017 quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia bao gồm:

- Quy hoạch cấp quốc gia. Quy hoạch cấp quốc gia bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia.

- Quy hoạch vùng.  Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.

- Quy hoạch tỉnh. Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

- Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.

- Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch

Việc xây dựng quy hoạch phải dựa trên những ý đồ chiến lược rõ ràng; sự tính toán khoa học, hợp lý và phải dựa trên cả mối quan hệ giữa các loại quy hoạch. Theo đó, Điều 6 Luật quy hoạch 2017 quy định về mối quan hệ giữa các loại quy hoạch như sau:

- Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

+ Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 giải thích quy định này như sau: Các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch có thể lập đồng thời. Quy hoạch nào được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn.

- Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Trường hợp quy hoạch ngành quốc gia có mâu thuẫn với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia hoặc các quy hoạch ngành quốc gia mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.

- Quy hoạch vùng phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia.

Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch ngành quốc gia thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Trường hợp quy hoạch vùng có mâu thuẫn với nhau, quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch cao hơn; trường hợp quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch vùng thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch vùng và quy hoạch cấp quốc gia.

- Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Trình tự trong hoạt động quy hoạch

Điều 7 Luật quy hoạch 2017 quy định về trình tự trong hoạt động quy hoạch bao gồm:

- Lập quy hoạch:

+ Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

+ Tổ chức lập quy hoạch.

- Thẩm định quy hoạch.

- Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.

- Công bố quy hoạch.

- Thực hiện quy hoạch.

Thời kỳ quy hoạch

Việc xác định thời kỳ quy định là cơ sở quan trọng để đề ra mục tiêu cũng như thực hiện hoạt động quy hoạch một cách hiệu quả. Điều 8 Luật quy hoạch 2017 quy định về thời kỳ quy hoạch như sau:

- Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho việc lập quy hoạch.

- Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.

Chi phí cho hoạt động quy hoạch

Để thực hiện bất cứ hoạt động này thì một trong những nội dung quan trọng quyết định đó là chi phí thực hiện. Nhằm đảo bảo tính minh bạch trong việc sử dụng chi phí cũng như tránh lãng phí nguồn ngân sách nhà nước thì Điều 9 Luật quy hoạch 2017 quy định về chi phí cho hoạt động quy hoạch như sau:

- Chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Chi phí đánh giá quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chính sách của nhà nước về quy hoạch