Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:02 (GMT+7)

Trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì có quy về những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không đưa ra định nghĩa về tình tiết giảm nhẹ nhưng, dựa vào nghĩa thuần việt của từ “tình tiết” là những sự việc nhỏ có quan hệ chặt chẽ đối với hành vi vi phạm thì có thể hiểu, “tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính” là những sự việc nhỏ, những chi tiết nhỏ, những tình tiết nhỏ mà sự hiện diện của nó có ý nghĩa trong việc làm giảm mức độ nguy hiểm của xã hội, thể hiện thái độ, khả năng cải tạo, sửa chữa lỗi lầm của người thực hiện hành vi vi phạm, là cơ sở để giảm nhẹ mức phạt của người vi phạm so với mức phạt mà họ phải chịu theo quy định của pháp luật nếu không có tình tiết đó.

Nội dung:

Trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì có quy về những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. Những vấn đề cần nắm rõ về quy định này bao gồm:

- Đây là một trong những quy định mở trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào xử lý vi phạm hành chính.

- Phân tích quy định tại Điều 9 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có thể thấy danh sách các tình tiết giảm nhẹ không phải là danh sách đóng mà có thể được mở rộng, bổ sung thêm bởi ngoài các tình tiết giảm nhẹ do Quốc hội quy định được liệt kê một cách cụ thể từ khoản 1 đến khoản 7, điều luật còn quy định theo hướng mở tại khoản 8 khi cho phép Chính phủ quy định thêm các tình tiết giảm nhẹ khác. Hiện nay, Chính phủ chưa quy định về các tình tiết giảm nhẹ khác theo như quy định này.

Như vậy, sự mở rộng, bổ sung này phụ thuộc vào quyền quyết định của Chính phủ. Quy định này là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ trong việc chủ động xây dựng và lựa chọn các tình tiết giảm nhẹ phù hợp với sự đa dạng của các vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực khác nhau theo hướng có lợi cho người vi phạm. Đây cũng là đặc điểm khác biệt giữa tình tiết giảm nhẹ với các tình tiết tăng nặng bởi danh sách tình tiết tăng nặng là danh sách đóng và chỉ thuộc thẩm quyền quy định của Quốc hội

Cần lưu ý rằng, chỉ riêng Chính phủ mới có quyền này, ngoài ra các chủ thể có thẩm quyền quản lý khác không được quyền quy định thêm các tình tiết giảm nhẹ. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý vì Quốc hội không phải là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động hành chính mà quan hệ phát sinh trong hoạt động hành chính xảy ra đa dạng nên cần phải đa đạng hóa các hình thức xử phạt. Đồng thời, Chính phủ - với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất lãnh đạo hoạt động hành chính từ trung ương đến địa phương, có quyền ban hành các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Việc giao cho Chính phủ được mở rộng thêm các căn cứ là tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính giúp người có thẩm quyền xử lý một cách hợp tình, hợp lý đối với sự đa dạng của tình huống và chủ thể vi phạm hành chính, đề cao tính dân chủ trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, các cơ quan soạn thảo hầu như chỉ chú trọng đến việc quy định hành vi, mức phạt mà chưa quan tâm đến các quy định khác mang tính đặc thù trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Có thể nhận thấy rằng, bên cạnh những điểm làm được thì các tình tiết giảm nhẹ trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 còn có nhiều bất cập và vấn đề này tiếp tục được giữ nguyên trong Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư