Phạm vi bảo lãnh?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:05 (GMT+7)

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bảo lãnh được thực hiện trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”
.

Khi xác lập quan hệ bảo lãnh các bên có thể thỏa thuận phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ nghĩa  vụ. Toàn bộ nghĩa vụ có thể là nghĩa vụ gốc hoặc nghĩa vụ gốc và nghĩa vụ phát sinh từ nghĩa vụ gốc như tiền lãi, chi phí bồi thường thiệt hại, tiền phạt. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc công việc phải thực hiện có thể chia làm nhiều phần để thực hiện, thì bên bảo lãnh có thể thỏa thuận bảo lãnh một phần nghĩa vụ. 
Nếu không có thỏa thuận thì theo quy định của pháp luật phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ, trong đó bao gồm nghĩa vụ gốc và các nghĩa vụ phát sinh. Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tiền, thì thông thường sẽ phát sinh tiền lãi trên nợ gốc, bên bảo lãnh phải bảnh lãnh cả phần tiền lãi đó. Theo nguyên tắc, trong một quan hệ pháp luật dân sự, bên nào vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Theo đó, nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ trong thời hạn bảo lãnh, thì bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm bảo lãnh cả phần trách nhiệm phát sinh đó như: tiền phạt, bồi thường thiệt hại (nếu gây thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh), lãi trên số tiền chậm trả. 
Biện pháp bảo lãnh thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài sản đảm bảo, mà họ cũng không thể sử dụng tài sản của người khác để bảo đảm, vì theo nguyên tắc tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Vì vậy, trong quan hệ bảo lãnh, bên thứ ba đứng ra cam kết với bên có quyền về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ, nếu bên có nghĩa vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc bên bảo lãnh cũng không giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh, mà chỉ cam kết mà thôi. Do đó, sẽ rất rủi ro cho bên nhận bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ, đồng thời bên bảo lãnh cũng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tức, bên bảo lãnh sẽ giao cho bên nhận bảo lãnh một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo sẽ thực hiện bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. khoản 1 Điều 43 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thỏa thuận bảo lãnh như sau: “Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình”.Ví dụ: Đặc tính của sản phẩm bảo lãnh vay vốn của ngân hàng Agribank, biện pháp bảo lãnh được bảo đảm các biện pháp bảo đảm như: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản,…
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, pháp nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để tham gia vào các giao dịch dân sự. Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng mà cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, cá nhân được pháp luật trao cho năng lực pháp luật từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi. Tương tự, pháp nhân có năng lực pháp luật khi được thành lập và mất đi khi chấm dứt hoạt động. Vì vậy, nghĩa vụ chỉ có hiệu lực khi phát sinh vào thời điểm cá nhân, pháp nhân còn tồn tại. Do đó, nếu nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì phạm vi bảo lãnh không bảo gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi sau khi người bảo lãnh là cá nhân chết, hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại.
 

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư