2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Sở hữu riêng là một chế định về quyền sở hữu được pháp luật quy định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội của cá nhân, pháp nhân về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sở hữu riêng gắn với quyền dân sự cụ thể của từng cá nhân, pháp nhân nhất định. Vậy sở hữu riêng được pháp luạt quy định cụ thể như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề trên theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Điều 205 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị"
Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một cá nhân, pháp nhân nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Theo đó chủ thể của quan hệ pháp luật sở hữu riêng có thể là cá nhân, pháp nhân.
-Đối với cá nhân pháp luật không quy định điều kiện để có quyền sở hữu riêng, đồng nghĩa với việc cá nhân không biệt độ tuổi, có hay không có năng lực hành vi dân sự đều có quyền sở hữu riêng đối với tài sản của riêng mình. Tài sản đó có thể là do cá nhân tự làm ra, được tặng, hoặc được thừa kế,…Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì việc sử dụng, định đoạt tài sản của cá nhân chưa đủ 18 tuổi, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi phải được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện.
-Đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật thì cũng có quyền có tài sản thuộc sở hữu riêng. Tuy nhiên trước khi để có quyền sở hữu riêng, một tổ chức phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật để có được tư cách pháp nhân. Việc sở hữu tài sản riêng của pháp nhân, cũng như thực hiện các quyền của chủ sở hữu phải phù hợp với năng lực của pháp nhân đó.
Tài sản thuộc chính là khách thể của sở hữu riêng thuộc quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân. Theo đó tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Một cá nhân, pháp nhân có thể có nhiều tài sản thuộc sở hữu riêng, và các tài sản đó không bị hạn chế về giá trị. Các tài sản đó có thể là các khoản thu nhập hợp pháp; của cải để dành; nhà ở, nhà máy; tư liệu sản xuất, sinh hoạt; nguồn lợi từ hoạt động sản xuất, kinh doanh;…
Điều 206 Bộ luật dân sự quy định:
"Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác".
Theo đó nội dung sở hữu riêng của cá nhân, pháp nhân bao gồm các quyền thuộc quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Quyền chiếm hữu là quyền mà cá nhân, pháp nhân được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Cá nhân, pháp nhân có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu hoặc giao cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu thông qua các hợp đồng giao dịch dân sự.
Quyền sử dụng là viêc cá nhân, pháp nhân được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng được pháp luật trao cho các chủ thể nhằm tạo kiện để các chủ thể gia tăng sản xuất, kính thích kinh tế phát triển. Theo đó cá nhân, pháp nhân được tự do sử dụng tài sản của mình vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.
Quyền định đoạt là quyền mà cá nhân, pháp nhân được phép chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Quyền định đoạt tài sản riêng của cá nhân, pháp nhân được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Cá nhân, pháp nhân có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt hoặc chuyển giao quyền định đoạt cho chủ thể khác. Thông thường chuyển giao quyền định đoạt sẽ kèm theo việc chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.
Khi các cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phải đảm bảo không gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong mọi quan hệ dân sự. Vì pháp luật luôn bảo vệ quyền, lợi ích cho tất cả mọi chủ thể là như nhau, không chủ thể nào được ưu tiên hơn, nếu việc thực hiện quyền của chủ thể này mà gây thiệt hại cho chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại gây ra.
Như vậy, sở hữu riêng là một chế định của quyền ở hữu nói chung, nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền sở hữu. Cá nhân, pháp nhân có tài sản thuộc sở hữu riêng phải đảm bảo các điều kiện dó pháp luật quy định.
Luật Hoàng Anh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh