2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.
Trong vi phạm hành chính, khái niệm phòng vệ chính đáng được quy định tại Khoản 12, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020. Vậy định nghĩa thế nào, cách phân biệt ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn!
Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
Bộ luật dân sự hiện hành không quy định về khái niệm phòng vệ chính đáng, song Điều 22, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
Như vậy, quyền phòng vệ chính đáng của con người được phát sinh khi có hành vi có người khác tấn công, xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên được hiểu là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa thực tế, gây thiệt hại cho xã hội, cho người khác, cho Nhà nước, cho cơ quan, tổ chức. Sự xâm phạm thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể bằng hành động hoặc không bằng hành động.
Hành vi xâm phạm là cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng trước hết là hành vi trái pháp luật, nếu hành vi xâm phạm lại là hành vi được pháp luật cho phép thì người xâm phạm không có quyền chống trả để phòng vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật, không làm việc pháp luật yêu cầu, làm những việc pháp luật cấm hoặc vượt quá giới hạn mà Luật Hành chính quy định.
Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
Như vậy, nội dung của quyền phòng vệ chính đáng phải là hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên. Bởi vì chỉ có như vậy, hành vi của người phòng vệ mới giúp đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng đó là ngăn chặn, đẩy lùi, loại bỏ sự tấn công gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi chống trả này phải nhằm, vào chính người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp. Thiệt hại mà người phòng vệ chính đáng gây ra cho người tấn công có thể nhắc tới như tính mạng, sức khỏe, tự do của người tấn công hoặc thiệt hại về tài sản mà người có hành vi tấn công để thực hiện vi phạm hành chính.
Phạm vi của phòng vệ chính đáng là việc đề cập đến giới hạn, mức độ của hành vi phòng vệ. Phạm vi đó nhằm xác định được ranh giới hành vi nào là phòng vệ chính đáng và hành vi nào không phải là hành vi phòng vệ chính đáng. Phạm vi ở đây phải là chống trả “một cách cần thiết”.
Việc “Cần thiết” ở đây phải là chống trả của người phòng vệ trong hoàn cảnh cụ thể, phải là biện pháp cần thiết đủ để ngăn chặn đẩy lùi hoặc loại bỏ hành vi tấn công. Hành vi chống trả của người phòng vệ phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công mà không có sự chênh lệch quá đang giữa hành vi tấn công và hành vi phòng vệ.
Điều này không có nghĩa là thiệt hại mà người phòng vệ gây ra cho người có hành vi tấn công phải nhỏ hơn hay ngang bằng thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra. Hành vi chống trả cần thiết có nghĩa là biện pháp chống trả mà người phòng vệ sử dụng trong hoàn cảnh cụ thể đủ để có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi, loại bỏ hành vi xâm phạm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh