2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Quyền bề mặt là một quyền phái sinh từ quyền khác đối với tài sản của chủ thể không phải chủ sở hữu của tài sản. Căn cứ làm phát sinh quyền bè mặt đối với các chủ thể tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định. Vậy quyền bề mặt là gì? Căn cứ xác lập quyền bề mặt là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Quyền bề mặt cùng với quyền đối với bất động sản liền kề và quyền hưởng dụng là những nội dụng quyền thuộc quyền khác đối với tài sản. Trong đó quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Như vậy quyền bề mặt cũng là chính là quyền của chủ thể đối với tài sản của chủ thể khác. Pháp luật quy định cụ thể về quyền bề mặt như sau:
Điều 267 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 267. Quyền bề mặt
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác".
Chủ thể có quyền bề mặt là chủ thể không có quyền sở hữu tài sản, theo đó dù không có quyền sở hữu nhưng chủ thể vẫn được thực hiện khai thác, tác động lên tài sản. Đặc trưng về đối tượng của quyền bề mặt là chủ thể chỉ được khai thác công dụng của mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất. Quyền bề mặt là quyền mà chủ thể được toàn quyền sử dụng đất trên thực tế, song về mặt pháp lý thì quyền sở hữu lại thuộc về một chủ sở hữu khác, được pháp luật công nhận. Ví dụ: A ký hợp đồng thuê đất của B, khi đó mặc dù A là người trực tiếp thực hiện khai thác sử dụng đất, tuy nhiên A lại không được pháp luật công nhận là chủ sở hữu mà B mới được công nhận là chủ sở hữu quyền sử dụng đất. A có quyền khai thác, xây dựng công trình trên đất, tuy nhiên chỉ B mới có quyền định đoạt mảnh đất như tặng cho, thừa kế, bán,…
Điều 268 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền mặt đất như sau:
"Điều 268. Căn cứ xác lập quyền bề mặt
Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc"
Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quyền bề mặt được xác lập dựa trên thỏa thuận, theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật. Các bên có thể thỏa thuận chuyển quyền bề mặt thông qua việc ký kết hợp đồng. Hoặc thông qua hành vi pháp lý đơn phương là để lại di chúc chuyển quyển bề mặt cho một người khác.
Trên đây là quy định của pháp luật về quyền bề mặt và căn cứ xác lập quyền bề mặt.
Luật Hoàng Anh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh