Quyền chiếm hữu là gì? Chủ thể nào có quyền chiếm hữu?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:50 (GMT+7)

Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể được nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, được pháp luật công nhận và bảo vệ

Quyền chiếm hữu là một trong những quyền năng của chủ sở hữu. Quyền chiếm hữu tài sản là quyền của chủ sở hữu, tuy hiên không phải chỉ có chủ sở hữu mới có quyền chiếm hữu. Vậy quyền chiếm hữu là gì? Những chủ thể nào có quyền chiếm hữu? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

1.Khái niệm quyền chiếm hữu.

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Vậy quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể được nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, được pháp luật công nhận và bảo vệ . Quyền chiếm hữu trực tiếp là việc chủ sở hữu trực tiếp thực hiện việc nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Quyền chiếm hữu gián tiếp là quyền mà chủ sở hữu giao cho người khác thực hiện quản lý tài sản của mình.

2. Chủ thể thực hiện quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, điều 186 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội".

Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bằng các hành vi, ý chí của mình trực tiếp thực hiện việc nắm giữ, chi phối tài sản hay còn gọi là chiếm hữu thực tế. Pháp luật đề cao quyền của chủ thể nhưng vẫn luôn đặt lợi ích chung của xã hội lên trên hết, vì vậy việc thực hiện quyền chiếm hữu phải đảm bảo không được vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội gây ảnh hưởng đến chủ thể khác, ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội, quốc gia. Tuy nhiên chủ sở hữu cũng có thể bằng hành vi, ý chí chí của mình chuyển giao quyền chiếm hữu cho người khác thông qua hình thức ủy quyền hoặc thông qua thực hiện một hợp đồng giao dịch dân sự. Cụ thể:

Trường hợp 1: Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

"Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này"

Chủ sở hữu vì một lý do nào đó mà không thể trực tiếp thực hiện quyền chiếm hữu tài sản, vì vậy đã ủy quyền cho một chủ thể khác thực hiện quản lý tài sản thay mình. Mặc dù quyền quản lý tài sản thực tế thuộc về người được ủy quyền, song chủ sở hữu mới là người có quyền đối với tài sản đó. Người ủy quyền chỉ đơn giản thực hiện công việc quản lý tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu mà thôi. Ủy quyền được lập thành văn bản trong đó quy định rõ phạm vi thực hiện quyền chiếm hữu của người được ủy quyền, cách thức thực hiện và thời hạn được ủy quyền. Người được ủy quyền thực chỉ được thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, cách thức đã thỏa thuận, khi hết thời hạn ủy quyền, người được ủy quyền chấm dứt quyền chiếm hữu đối với tài sản. 
Người được ủy quyền không thể trở thành đối với tài sả được chủ sở hữu giao quản lý. Bởi vì việc chiếm hữu tài sản của người được ủy quyền là có căn cứ pháp luật.

Trường hợp 2: Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

"Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này".

Cũng giống như quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu tài sản ủy ủy quyền. Chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu gián tiếp thông qua giao dịch chuyển quyền chiếm hữu tài sản cho người khác. Trường hợp này chỉ phát sinh khi các bên chỉ thỏa thuận về việc chuyển giao quyền chiếm hữu chứ không phải quyền sỏ hữu. Khi đó chủ sở hữu vẫn là người có quyền sở hữu, giám sát tài sản. Người chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự với chủ sở hữu, thục hiện quyền chiếm hữu tài sản phù hợp với mục đích, nội dung giao dịch đã thỏa thuận.
Tuy nhiên nếu trong hình thức ủy quyền, chủ thể được ủy quyền chỉ được thực hiện quyền nắm giữ, chi phối tài sản trong phạm vi thỏa thuận; thì trong hình thức chuyển giao quyền thông qua giao dịch dân sự, chủ thể được chuyển giao có cả quyền sử dụng tài sản. Theo đó quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hoa lợi, lợi tức của tài sản. Người được chuyển giao nếu xét thấy không còn đủ điều kiện thực hiện quyền chiếm hữu, thì có thể chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cho người khác nhưng phải được chủ sở hữu đồng ý.
Người được chuyển giao tài sản là người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật,nên không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, có thể thấy quyền chiếm hữu không chỉ là quyền chủ sở hữu được nắm giữ, chi phối tài sản, mà còn là căn cứ để chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu cho thể thể khác thực hiện quyền chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu trong các trường hợp trên được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Trên đây là những quy định của pháp luật về quyền chiếm hữu và chủ thể thực hiện quyền chiếm hữu

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư