2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quan hệ cầm giữ, bên cầm giữ là bên có quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng lợi ích các bên trong cùng một quan hệ, pháp luật giới hạn cho bên cầm giữ chỉ được thực hiện những quyền năng nhất định. Cụ thể, Điều 348 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên cầm giữ như sau:
“Điều 348. Quyền của bên cầm giữ
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ”.
Căn cứ Điều 346 BLDS năm 2015, có thể hiểu cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Biện pháp cầm giữ được xác lập dựa trên cơ sở bảo vệ quyền được đáp ứng lợi ích của bên cầm giữ. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ, bên cầm giữ có nghĩa vụ giao tài sản và nhận lại lợi ích từ bên kia, đó có thể là tiền hoặc một công việc phải thực hiện. Còn bên kia trong quan hệ có quyền được nhận tài sản từ bên có quyền, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán tiền hoặc thực hiện công việc cho bên kia. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, mà bên có tài sản không thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận, do đó, bên có quyền có thể cầm giữ tài sản cho đến khi bên kia thực hiện nghĩa vụ. Tài sản cầm giữ là tài sản của bên có nghĩa vụ, nếu không giao tài sản cho họ, sẽ gây cản trở đến việc sử dụng, khai thác tài sản của họ, từ đó tạo sức ép khiến họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Mục đích chính của cầm giữ là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, đó cũng là quyền của bên cầm giữ được pháp luật ghi nhận, quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 48 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định bên cầm giữ chỉ được chiếm giữ tài sản như sau:
“Điều 48. Thực hiện quyền cầm giữ
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc”
Theo đó, không phải bên cầm giữ có quyền chiếm giữ bất kỳ tài sản nào mà chỉ có thể chiếm giữ tài sản có liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Điều này đã được ghi nhận trong Điều 346 BLDS năm 2015, tài sản cầm giữ phải là đối tượng của hợp đồng song vụ. Việc chiếm giữ chính đối tượng của hợp đồng song vụ dễ dàng hơn với bên cầm giữ, vì trước đó họ đã nắm giữ tài sản này. Thêm vào đó, lợi ích bị vi phạm là lợi ích liên quan đến tài sản đó, do vậy, không thể tùy tiện chiếm giữ một tài sản khác. Một hợp đồng không chỉ có duy nhất một tài sản, mà có thể có nhiều hơn một tài sản, lúc này bên cầm giữ có thêm quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ, có thể là một hoặc nhiều tài sản cùng lúc tùy vào mức độ bảo đảm của tài sản.
Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc có hai loại: công việc tạo ra sản phẩm và công việc không tạo ra sản phẩm. Điểm chung của hai loại công việc là bên có nghĩa vụ đều giao cho bên có quyền nguyên liệu, công cụ, phương tiện để thực hiện công việc đó. Đối với công việc tạo ra sản phẩm, thì bên có quyền có thể cầm giữ nguyên liệu hoặc sản phẩm tùy vào tình trạng của tài sản lúc đến hạn, ví dụ: hợp đồng gia công mặc, bên cầm giữ sẽ chiếm giữ tài sản là vải vóc do bên có nghĩa vụ giao, hoặc là sản phẩm quần áo đã hoàn thành. Đối với công việc không tạo ra sản phẩm, thi bên có quyền cầm giữ phương tiện, công cụ được bên có nghĩa vụ giao cho để thực hiện công việc, ví dụ: hợp đồng sửa chữa xe, bên cầm giữ sẽ chiếm giữ tài sản là chiếc xe của bên có nghĩa vụ.
Trong quá trình cầm giữ tài sản, bên cầm giữ có nghĩa vụ phải bảo quản giữ gìn tài sản. Khi bảo quản, giữ gìn tài sản có thể phát sinh chi phí, pháp luật quy định bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí đó. Vì việc chiếm giữ tài sản hoàn toàn do lỗi của bên có nghĩa vụ, mặc dù đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng do họ không thực hiện đúng như đã thỏa thuận. Mặt khác, bên cầm giữ tài sản chỉ mang tính chất tạm thời, tài sản trên thực tế vẫn thuộc quyền của bên có nghĩa vụ, việc áp dụng biện pháp bảo quản giữ gìn tài sản thực chất là đang bảo vệ lợi ích của bên có nghĩa vụ. Do đó, chi phí phát sinh trong việc giữ gìn tài sản phải do bên có nghĩa vụ chịu.
Thời hạn cầm giữ dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng hoàn thành nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là sớm hay muộn. Nếu thời hạn cầm giữ dài, tài sản để không sẽ gây lãng phí, vì vậy, bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thể thỏa thuận về việc để bên có quyền khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Hơn nữa, giá trị của việc khai thác được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vậy nên, quy định này một phần cũng bảo vệ quyền lợi của bên có nghĩa vụ. Vì trong thời hạn cầm giữ, bên có nghĩa vụ không thể khai thác, sử dụng tài sản, nếu để bên có quyền sử dụng tài sản mà có thể bù trừ vào nghĩa vụ chính, thì đây cũng là biện pháp thanh toán nghĩa vụ dần cho bên có quyền, đồng thời giảm gánh nặng cho bên có nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định thêm đối với hoa lợi từ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ, tại khoản 4 Điều 48 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về thực hiện quyền cầm giữ như sau: “Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành”.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh