Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt khi nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:52 (GMT+7)

Quyền đối với các bất động sản liền kề chấm dứt theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật

Trong quá trình sử dụng bất động sản, chủ thể phải thực hiện một, hoặc một số quyền nhất định đối với bất động sản liền kề thì mới có thể khai thác, sử dụng bất động sản mà mình nắm giữ, chi phối. Tuy nhiên việc thực hiện quyền chỉ mang tính chất tạm thời, và có thể chấm dứt tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Vậy khi nào thì quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Quyền đối với bất động sản liền là một trong những quyền khác đối với tài sản, theo đó chủ thể có quyền đối với bất động sản liền kề là quyền chủ thể được chủ sở hữu giao cho nắm giữ, chi phối bất động sản đối với bất động sản liền kề của chủ sở hữu khác. Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Điều 256 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

"Điều 256. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
3. Theo thỏa thuận của các bên.
4. Trường hợp khác theo quy định của luật"

Theo đó, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong 04 trường hợp sau:

1.Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyển sở hữu của một người.

Trường hợp này xảy ra khi các chủ sở hữu bất động sản chuyển giao quyền sở hữu cho nhau thông quan các hành vi như mua, bán, tặng cho, thùa kế,…Theo đó chủ sở hữu có bất động sản giao cho chủ thể khác thực hiện quyền nắm giữ, chi phối có thể chuyển giao quyền sở hữu bất động sản của mình cho chủ sở hữu có bất động sản liền kề hoặc ngược lại. Khi đó cả hai bất động sản liền kề nhau đều thuộc quyền sở hữu của một người, thì quyền của chủ thể có quyền đối với bất dộng sản liền kề cũng chấm dứt. Tuy nhiên chủ thể vẫn có quyền nắm giữ, chi phối, khai thác bất động sản được chuyển giao.

2.Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

Nguyên tắc khi thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề là mục đích sử dụng bất động sản liền kề phải phù hợp, thống nhất với nhu cầu khai thác bất động sản bất động sản. Khi việc xác lập một hành vi trên bất động sản liền kề không còn tác động trực tiếp đến việc sử dụng bất động sản thì quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt. Ví dụ: muốn xây nhà chủ thể bắt buộc phải mở lối đi qua bất động sản liền kề, tuy nhiên khi chủ thể không còn sử dụng căn nhà đó nữa thì quyền mở lối đi cũng chấm dứt. 

3.Theo thỏa thuận của các bên.

Các chủ thể có quyền thỏa thuận về việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề. Khác với các trường hợp chấm dứt trên là dựa trên quy định của pháp luật thì trường hợp này việc thực hiện quyền chấm dứt dựa trên ý chí của các bên. Quyền được hình thành dựa trên ý chí và cũng chấm dứt dựa trên ý chí. Pháp luật luôn tôn trọng sự độc lập, tự do trong ý chí, hành vi của các chủ thể.

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các trường hợp trên, xuất phát từng tình huống cụ thể trong cuộc sống pháp luật có thể có quy định riêng về các sự kiện làm chấm dứt quyền của các chủ thể.
Trên đây là quy định của pháp luật về các trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư