2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khoản 1 Điều 410 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trong hợp đồng song một bên không được hoãn thực hiện nghĩa vụ với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật vẫn cho phép các bên được hoãn thực hiện nghĩa vụ để bảo vệ lợi ích của mình. Cụ thể, Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp được hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ, như sau:
“Điều 411. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ
1. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn”.
-Khoản 1 Điều 402 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”. Trong hợp đồng song vụ mỗi chủ thể tham gia vừa là bên có quyền vừa là bên có nghĩa vụ. Nội dung về quyền của chủ thể này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
-Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật, và hợp đồng cũng đáp ứng đầy đủ điều kiện có hiệu lực, thì hợp đồng sẽ có hiệu lực với các bên. Nghĩa là từ thời điểm đó các bên có quyền và nghĩa vụ với nhau. Thực hiện hợp đồng là giai đoạn đáp ứng quyền của các bên trong quan hệ. Có thể hiểu thực hiện hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, làm cho các điều khoản, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trở thành hiện thực. Thực hiện hợp đồng là giai đoạn quan trọng, nó quyết định đến việc quyền lợi mà các bên hướng đến khi tham gia xác lập hợp đồng có được đáp ứng đúng và đầy đủ hay không. Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đơn vụ là việc bên có nghĩa vụ bằng hành vi của mình thực hiện những nội dung, điều khoản trong hợp đồng, nhằm đáp ứng quyền lợi cho bên kia. Bên có quyền chỉ việc tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
-Hoãn thực hiện nghĩa vụ được hiểu là việc bên có nghĩa vụ tạm thời dừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình, không tiếp tục thực hiện cho đến một thời hạn nhất định. Trong hợp đồng song vụ các bên đều có nghĩa vụ với nhau, các bên có thể thực hiện nghĩa vụ đồng thời hoặc không đồng thời thời. Theo đó, việc hoãn thực hiện nghĩa vụ không áp dụng trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện đồng thời.
Theo nguyên tắc chung, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Nhưng pháp luật công nhận và cho phép bên có nghĩa vụ được hoãn thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp nhất định. Căn cứ vào quy định trên, bên có nghĩa vụ chỉ được quyền hoãn thực nghĩa vụ khi nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ không được thực hiện đồng thời. Tức, chỉ khi nghĩa vụ được thực hiện trước hoặc sau nghĩa vụ của bên còn lại thì mới có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể:
-Trường hợp 1: Nghĩa vụ bị hoãn là nghĩa vụ thực hiện trước. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên phải thực hiện nghĩa vụ sau đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên thực hiện nghĩa vụ sau có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể áp dụng khi nghĩa vụ chưa hoàn thành, chính vì vậy trường hợp này bên thực hiện nghĩa vụ trước phải chưa thực hiện nghĩa vụ hoặc đang thực hiện nghĩa vụ thì có thể hoãn lại theo quy định của pháp luật để bảo vệ lợi ích của mình. Còn trong trường hợp bên thực hiện nghĩa vụ trước đã hoàn thành xong nghĩa vụ, thì không thể hoãn nghĩa vụ được. Khả năng thực hiện nghĩa vụ giảm sút có thể là khả năng về tài sản hoặc khả năng thực hiện công việc. Nghĩa vụ của bên thực hiện nghĩa vụ sau là tài sản, thì có thể tài sản đó đã mất mát, hư hỏng, hoặc không có khả năng thanh toán nghĩa vụ như thỏa thuận; Nếu nghĩa vụ là công việc phải thực hiện thì việc giảm sút khả năng thực hiện nghĩa vụ có thể liên quan đến yếu tố sức khỏe, tay nghề,…Thời hạn tạm hoãn kéo dài cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên thực hiện nghĩa vụ trước, tránh trường hợp họ đã thực hiện xong nghĩa vụ mà bên kia lại không thực hiện được nghĩa vụ, gây thiệt hại cho họ. Lưu ý rằng, bên thực hiện nghĩa vụ trước chỉ được hoãn thực hiện nghĩa vụ khi bên kia giảm sút nghiêm trọng khả năng thực hiện nghĩa vụ, còn nếu bên kia vẫn có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì không được hoãn thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nếu bên thực hiện nghĩa vụ sau đã có tài sản bảo đảm thì bên thực hiện nghĩa trước phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được hoãn. Bởi tài sản bảo đảm là đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, nếu sau khi nghĩa vụ trước được thực hiện, mà nghĩa vụ sau vẫn chưa được thực hiện, thì bên thực hiện nghĩa vụ trước có quyền xử lý tài sản bảo đảm để đáp ứng nhu cầu lợi ích của mình.
-Trường hợp 2: Nghĩa vụ bị hoãn là nghĩa vụ thực hiện sau. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên thực hiện nghĩa vụ trước lại chưa thực hiện, thì họ bị xem là đã vi phạm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thực hiện nghĩa vụ sau. Do đó, bên thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc không thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ thực hiện sau là hành vi bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, không bị xem là hành vi vi phạm. Ví dụ: A thỏa thuận với B về việc gia công một bộ bàn ghế, thời hạn là 03 tháng, các bên thỏa thuận A sẽ thanh toán tiền khi B thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Sau thời hạn 03 tháng, B vẫn chưa gia công xong bàn ghế cho A. Trong trường hợp này, B là người đã vi phạm nghĩa vụ do đó, A có quyền hoãn lại nghĩa vụ trả tiền cho đến khi B gia công xong.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh