Quyền hưởng dụng chấm dứt khi nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:53 (GMT+7)

Chấm dứt quyền hưởng dụng là một sự kiện pháp lý, mà qua đó làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên đối với nhau và đối với tài sản hưởng hưởng dụng

Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Quyền hưởng dụng chấm dứt tại một thời điểm xác định trong tương lai, do pháp luật quy định. Vậy quy định của pháp luật về chấm dứt quyền hưởng dụng là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định Bộ luật dân sự 2015.
Chấm dứt quyền hưởng dụng là một sự kiện pháp lý, mà qua đó làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên đối với nhau và đối với tài sản hưởng hưởng dụng. Điều 265 Bộ luật dân sự 2015 quy định về 07 trường hợp là chấm dứt quyền hưởng dụng như sau:

1.Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết. 

Thời hạn quyền hưởng dụng là khoảng thời gian mà người hưởng dụng được toàn quyền khai thác, sử dụng tài sản nhằm thu lại hoa lợi, lợi tức. Quyền hưởng dụng là khai thác, sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của các bên, khi hết thời hạn đó quyền hưởng dụng đương nhiên chấm dứt. 

2.Theo thỏa thuận của  các bên.

Thông thường nếu các bên thỏa thuận về thời hạn quyền hưởng dụng thì chỉ khi hết thời hạn đó, quyền hưởng dụng mới chấm dứt. Tuy nhiên pháp luật luôn tôn trọng thỏa thuận của các chủ thể, vậy nên dựa trên ý chí của mình các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt thời hạn thảo thuận trước hoặc sau khi thời hạn hưởng dụng kết thúc. 

3.Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu của tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

Trên thực tế, chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản hưởng dụng cho người có quyền hưởng dụng. Khi đó người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu của tài sản, tuy nhiên vẫn có quyền sử dụng, khai thác tài sản nhưng với tư cách là chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình. Vì quyền hưởng dụng là quyền khai thác, sử dụng tài sản là quyền của chủ thể không phải chủ sở hữu tài sản. Mặc dù về bản chất đều là việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản, nhưng tính chất của quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu là khác nhau, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ khác nhau của chủ thể.

4.Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.

Quyền hưởng dụng đi kèm với nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn tài sản được chuyển giao của người hưởng dụng. Nhưng nếu trong một khoảng thời gian nhất định người hưởng dụng không thực hiện quyền hưởng dụng thì quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt theo quy định của pháp luật. Trên thực tế có trường hợp người hưởng dụng vì một lý do nào đó không thể tiếp tục thực hiện quyền hưởng dụng, đồng nghĩa với vệc họ từ bỏ quyền hưởng dụng thì quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt.

5.Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.

Quyền hưởng dụng là quyền đối vật, được xác lập dựa trên cơ sở khai thác lợi ích vật chất từ tài sản. Do đó khi tài sản không còn đồng nghĩa với việc không còn đối tượng để khai thác, sử dụng nên quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt. 

6.Theo quyết định của Tòa án.

Tòa án là cơ quan quyền lực Nhà nước, dựa trên cơ sở pháp lý nhất định có thể chấm dứt thời hạn quyền hưởng dụng mà không cần dựa vào thời hạn hay thỏa thuận các bên. 

7.Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Các căn cứ làm chấm dứt quyền hưởng dụng là cơ sở để chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ chuyển giao quyền hưởng dụng. Sau khi quyền hưởng dụng chấm dứt, người có quyền hưởng dụng phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. Trên đây là quy định của pháp luật về các trường hợp làm chấm dứt quyền hưởng dụng.

uật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư