Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải

Tại Việt Nam, hòa giải ở cơ sở là một cơ chế giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng dân cư. Với những ưu điểm nhất định như giải quyết kịp thời ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp; dễ tạo sự thông cảm giữa các bên; lực lượng tham gia hòa giải là những người cùng xóm ấp, có mối quan hệ gần gũi, quen biết có tầm ảnh hưởng, uy tín nhất định với đôi bên; nếu công tác hòa giải được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các vụ, việc khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân và Nhà nước. Để hoạt động hòa giải được tiến hành hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên thì pháp luật đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải. Nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ này.

Hòa giải cơ sở là gì?

Hòa giải cơ sở là hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.

Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Hòa giải viên là gì?

Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải

Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định về quyền và nghịa vụ của các bên trong hòa giải bao gồm:

- Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải. Quy định này nhằm tạo sự thoải mái nhất cho các bên, giúp họ dễ tiếp thu ý kiến đóng góp và bình tĩnh phân tích sự việc hơn tránh tình trạng cảm thấy bị gò bó, không thoải mái mà có thể ảnh hưởng đến kết quả của buổi hòa giải.

- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải. Với nguyên tắc tôn trọng tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải thì quy định này rất hợp lý.

- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai. Trong cuộc hòa giải có thể có những bí mật đời tin, những thông tin nhạy cảm mà các bên không muốn tiết lộ ra ngoài, bởi vậy các bên có thể yêu cầu hòa giải công khai hoặc không công khai.

- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải. Bởi chỉ khi nắm được ý chí, quyết định của các bên về hòa giải thì hòa giải viên mới có thể đưa ra những lý lẽ, những quy định phù hợp cũng như phương hướng để giải quyết.

- Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan. Quy định này nhằm mục đích giúp các hòa giải viên nắm bát được sự việc một cách chính xác, từ đó tạo điều kiện để Hoà giải viên có phương pháp hoà giải đúng, vận dụng, viện dẫn, các điều luật phù hợp với nội dung tranh chấp xảy ra.

- Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan. Việc tôn trọng hòa giải viên, tôn trọng quyền của các bên liên quan thể hiện sự thiện chí của các bên khi tham gia tranh chấp. Chỉ khi có sự thiện chí của các bên, việc giải quyết tranh chấp mới diễn ra tốt đẹp.

- Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư