2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết có nguy cơ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của công đồng, của những chủ thể khác, thì chủ sở hữu, chủ thẻ có quyền khác bắt buộc phải chấp nhận gây thiệt hại cho tài sản của mình để bảo vệ lợi ích chung. Vậy trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết quyển, nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sẩn được quy định như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề trên theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Điều 171 Bộ luật dân sự quy định:
“Điều 171. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này”.
Theo đó chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được ngăn cản, cản trở chủ thể khác sử dụng tài sản của mình, hoặc gây thiệt hại cho tài sản của mình để ngăn chặn mối nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Bản chất của tình thế cấp thiết là gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại có nguy cơ xảy ra. Vì vậy chủ sở hữu, chủ thể khác không có quyền ngăn cản, cản trở. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại có thể xảy ra, không được lợi dụng tình thế hành vi cấp thiết gây thiệt hại cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác.
Gây thiệt hại trong trường hợp này không bị xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác với tài sản, vì vậy người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác có tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường trong trường hợp sau:
Một là, trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Việc vượt quá được hiểu là tình thế không đến mức phải gây thiệt hại, nhưng vẫn gây ra thiệt hại cho tài sản của chủ thể có tài sản bị thiệt hại. Khi đó người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
Hai là, người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh