Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:06 (GMT+7)

Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trong quan hệ bảo lãnh, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên bảo lãnh phải thay thế hoàn thành nghĩa vụ đó trước bên có quyền. Lúc này, giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh phát sinh quan hệ hoàn trả lại. Điều 340 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh như sau:

Điều 340. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Từ khái niệm trên, có thể thấy quan hệ bảo lãnh có từ 3 chủ thể trở lên bao gồm: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Các chủ thể có mối quan hệ gắn kết với nhau. Giữ bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vì vậy, nếu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì giữa họ sẽ phát sinh quan hệ hoàn trả lại. Vì nghĩa vụ thực chất là nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện, nhưng tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ họ không đủ khả năng thực hiện. Để bảo vệ quyền của bên nhận bảo lãnh, đồng thời tránh việc phát sinh thêm tiền phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ, với tư cách là người đứng ra bảo lãnh thwucj hiện nghĩa vụ,bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền trước, sau đó có thể yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh đã thực hiện. Nếu nghĩa vụ bảo lãnh là toàn bộ thì bên được bảo lãnh phải hoàn trả toàn bộ nghĩa vụ, tương tự, nếu nghĩa vụ bảo lãnh là một phần hoặc nhiều người cùng bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh chỉ cần hoàn trả trong pham vi nghĩa vụ đã bảo lãnh và hoàn trả cho từng người bảo lãnh.
Khi thực hiện nghĩa vụ thay được bảo lãnh, thì bên bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết, để tránh trường hợp bên được bảo lãnh không biết và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Điều này được quy định tại khoản 4 Điều 44 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: “Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện”. Trường hợp không thông báo, mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả nghĩa vụ đối với mình. Đây là lỗi của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh đã không thông báo cho bên được bảo lãnh biết, còn bên nhận bảo lãnh mặc dù đã nhận nghĩa vụ từ bên bảo lãnh nhưng vẫn tiếp tục nhận nghĩa vụ từ bên được bảo lãnh. Mặc dù, lỗi thuộc về cả hai bên, song xét về tính thiệt hại thì bên bảo lãnh đang là bên chịu thiệt, hơn nữa bên nhận bảo lãnh không chỉ có lỗi mà còn gian dối, cố tình im lặng để hưởng lợi từ cả hai phía. Vì vậy, lúc này quyền yêu cầu của bên bảo lãnh chuyển từ bên được bảo lãnh sang bên nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bên bảo lãnh những gì mình đã nhận.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư