2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyết định xử lý vi phạm hành chính gồm được áp dụng với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Khoản 3, Điều 15, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về quá trình giải quyết khiếu nại với những nội dung cơ bản sau:
Khoản 3, Điều 15, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Khắc phục hậu quả là một trong những biện pháp được áp dụng trong biện pháp xử lý hành chính. Vi phạm hành chính ngoài việc xâm phạm trật tự quản lý nhà nước còn gây ra những hậu quả nhất định đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đe cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do VPHC gây ra. Điều này phù hợp với nguyên tắc của việc xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.”
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Biện pháp này có các đặc điểm cơ bản sau:
- Là một hình thức cưỡng chế hành chính;
- Do chủ thể có thẩm quyền áp dụng;
- Được áp dụng nhằm mục đích hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
- Áp dụng theo thủ tục hành chính.
Quyết định xử lý vi phạm hành chính gồm được áp dụng với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, là văn bản pháp lý cuối cùng mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính là văn bản pháp lý cuối cùng được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tuy nhiên, không phải hành vi vi phạm hành chính nào gây ra hậu quả thì hậu quả đó có thể khắc phục được triệt để mà có những hậu quả xảy ra có thể khó khắc phục, thậm chí không thể khắc phục được như trong lĩnh vực xây dựng, việc xây dựng Công trình Panorama Mã Pí Lèng là một dẫn chứng của việc khó khắc phục hậu quả, và việc cá nhân, tổ chức vi phạm đã cố gắng nhưng khắc phục không hết được hậu quả đó. Pháp luật hiện hành không có một định nghĩa hoàn chỉnh về gây hậu quả khó khắc phục là như thế nào song có thể hiểu một cách đơn thuần đó là chủ thể vi phạm, bằng mọi khả năng của mình, cố gắng khắc phục song không trở về lại như ban đầu được nữa. Cho nên, trong tình huống này, để đảm bảo cho việc thi hành quyết định hành chính diễn ra thuận lợi cũng như tránh các bất cập trên thực tế thì trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh