2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.
Trong vi phạm hành chính, khái niệm sự kiện bất ngờ được quy định tại Khoản 13, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020. Vậy định nghĩa thế nào, cách phân biệt ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn!
Khoản 13, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.”
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hầu hết, các khái niệm về sự kiện bất ngờ đều giống nhau về bản chất. Trong Bộ Luật hình sự cũng như quy định trong pháp luật hành chính, đều có điểm tương đồng nhất định.
Điều 20 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định trường hợp sự kiện bất ngờ như sau: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Về cơ bản, sự kiện bất ngờ có những đặc điểm sau đây:
Trong xử lý vi phạm hành chính, việc vi phạm hành chính là căn cứ để xác định được có ra quyết định xử phạt hành vi đó không và căn cứ để xem xét có xâm phạm quan hệ hành chính mà pháp luật bảo vệ. Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Với khái niệm sự kiện bất ngờ, “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội” thì họ đã phải thực hiện hành vi trước. Tuy nhiên việc thực hiện hành vi trong điều kiện này chưa hẳn phải chịu quyết định xử phạt bởi phải căn cứ vào 02 yếu tố còn lại.
Trong sự kiện bất ngờ, cần phải lưu ý rằng đây là hành vi gây hậu quả nguy hại chứ không phải là hành vi nguy hiểm như trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm. Chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không có điều kiện để thấy trước hậu quả đó. Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể không thấy trước hậu quả thiệt hại mà hành vi của mình đã gây ra là do khách quan, việc nhấn mạnh ở đây là hậu quả xảy ra là gì chứ không phải hành vi thực hiện ra sao.
Đồng thời, người thực hiện hành vi thực tế không mong muốn hậu quả của hành vi đó sẽ xảy ra. Họ không nhận thức rằng khi thực hiện hành vi thì sẽ có hậu quả, hay là không thấy được hậu quả và họ cũng không có nghĩa vụ phải biết điều đó. Nếu họ có nghĩa vụ phải biết điều đó và có điều kiện để biết điều đó thì họ có thể bị truy cứu vì lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm nào đó tương ứng.
Ngoài ra, họ không thấy trước hậu quả của mình gây ra tức là vì sự kiện xảy ra quá bất ngờ, nếu họ thấy trước hậu quả của mình gây ra mà vẫn thực hiện thì sẽ là hành vi vi phạm hành chính bởi có lỗi vô ý do cẩu thả.
Bởi vì đây là một sự kiện khách quan, và tất cả các yếu tố trên đều xác định rằng, họ không có lỗi trong việc thực hiện hành vi của mình. Do vậy, trường hợp này, họ không phải chịu xử lý vi phạm hành chính như quy định.
Ví dụ: A đang lưu thông trên đường đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ (làn đường, tốc độ di chuyển và các biện pháp an toàn khác…) (hành vi hợp pháp), bỗng nhiên có 1 vật cản làm A không phanh xe kịp trước biển báo giao thông đang dừng ở đèn đỏ. Như vậy, có thể thấy rất rõ người điều khiển phương tiện đã thực hiện một hành vi hợp pháp nhưng lại gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội mà các nhà làm luật đã dự định sẵn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh