2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được nêu tại Điều 4, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Theo đó, nội dung chính như sau:
Cụ thể là: Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Do đó, sự ra đời của Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là khung pháp lý tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, người được Nhà nước trao quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời, đây cũng là chế định pháp luật được định lượng tương đối cụ thể mức độ vi phạm pháp luật của các hành vi, xác định ranh giới giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, tránh hiện tượng lạm quyền, hình sự hoá các quan hệ pháp luật hành chính. Với trách nhiệm đứng đầu quản lý hành chính Nhà nước, Chính phủ sẽ quy định những vấn đề cơ bản nhất của Luật xử lý vi phạm hành chính như:
- Hành vi vi phạm hành chính:
- Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
- Hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính
Hành vi vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Nói cách khác, là những hành vi đủ các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính. Ở mỗi lĩnh vực riêng, Chính phủ sẽ ban hành nghị định xử phạt riêng và giao trách nhiệm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ triển khai thực hiện liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình.
Ví dụ, một số Nghị định xử phạt vi phạm hành chính được quy định gần đây có thể kể đến như:
Nghị định là văn bản dưới luật, thuộc thẩm quyền ban hành của chính phủ quy định tại Khoản 5, Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong từng nghị định được nói đến như trên, Chính phủ sẽ quy định về các hành vi vi phạm, kể cả đã kết thúc hay đang thực hiện và đồng thời, mỗi hình phạt sẽ tương ứng với những chế tài cụ thể phù hợp tính nặng nhẹ, nghiêm trọng của hành vi. Thông thường vấn đề này được nói rõ tại Điều khoản về phạm vi điều chỉnh của Nghị định, quy định tại Điều 1.
- Đối tượng bị xử phạt là những người vi phạm hành chính, làm những điều mà pháp luật hành chính cấm, quy định không được làm nhưng vẫn thực hiện. Thông thường, đối tượng bị xử phạt có thể là cá nhân, hoặc tổ chức. Nếu như cá nhân áp dụng cho mọi hành vi vi phạm mà không loại trừ trường hợp nào thì cá nhân phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hành chính, phù hợp về độ tuổi, mặt nhận thức,… thì mới bị xử phạt. Thông thường đối tượng bị xử phạt sẽ nằm trong điều luật quy định về đối tượng áp dụng.
Ví dụ như: Điều 2, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo là:
- Thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính:
- Việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.
Trong vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt thuộc về cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương tùy theo tính chất nặng nhẹ của hành vi. Vi phạm liên tỉnh hoặc quy mô lớn, tính nghiêm trọng của hành vi cao thì thuộc về Bộ và Cơ quan ngang bộ quản lý. Ở địa phương thì có Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, các phòng trực thuộc Bộ và cơ quan ngang bộ. Quy định về thẩm quyền thông thường thuộc về Chương gần cuối của Nghị định, sẽ chỉ rõ, Ai là người có thẩm quyền và thẩm định thẩm quyền với từng hành vi quy định trong Nghị định đó.
Vấn đề trách nhiệm thi hành sẽ được quy định trong Chương về Điều khoản thi hành, điều cuối cùng của Nghị định.
Khác với áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, mỗi biện pháp xử lý hành chính sẽ được Chính phủ quy định một chế độ riêng, ví dụ như:
- Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2016/NĐ-CP
- Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
- Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP
Hiện nay, trong xử lý vi phạm hành chính, các biểu mẫu sử dụng như quyết định xử phạt, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đều được thống nhất, theo khuôn mẫu nhất định. Thông thường được quy định tại Phụ lục của các Nghị định, chỉ rõ về số hiệu văn bản, người có thẩm quyền xử phạt, ra quyết định, người vi phạm cũng như thời gian áp dụng, kết thúc,… Đây được xem là hình thức của quyết định xử phạt và là căn cứ để xem xét việc ra quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước có đúng thẩm quyền hay không, căn cứ ở đâu và có lạm quyền, ảnh hưởng đến quyền của người vi phạm không.
Hoạt động kiểm toán nhà nước là hoạt động quản lý đặc thù, mang tính chuyên môn trong Bộ máy nhà nước. Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước, Theo đó, Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,… Có thể hiểu một cách đơn giản, tố tụng là pháp luật hình thức, quy định về cách thức tiến hành và giải quyết tranh chấp, yêu cầu của một bên là người có nhu cầu và một bên là cơ quan có chức năng tố tụng, thông thường là Tòa án. Có thể thấy rằng, hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng cần phải có một cơ quan có thẩm quyền cao hơn xử phạt bởi nó liên quan đến nhánh “lập pháp”, liên quan đến sự điều hành và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cấp cao hơn các hành vi vi phạm trên. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội – Cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam sẽ đảm đương nhiệm vụ này.
Như vậy, quy định trên Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không tách thành các Khoản tương ứng mà chỉ gộp lại chung, cũng không quy định về việc Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Quy định này mang lại tính hiệu quả nhất định khi Báo cáo tổng kết thu hành Luật xử lý vi phạm hành chính số 09/BC-BTP nêu rõ:
Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật XLVPHC: Sau khi Quốc hội thông qua Luật XLVPHC, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch triển khai và Danh mục nghị định quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC ban hành kèm theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012. Để Luật XLVPHC được thực thi, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC, đặc biệt là hệ thống các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trên cơ sở các Nghị định do Chính phủ ban hành, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng đã chủ động ban hành các Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể quy định của Nghị định trong lĩnh vực do mình quản lý.
Trải qua gần 5 năm triển khai thi hành Luật, nhìn chung có thể thấy các văn bản hướng dẫn Luật đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật chuyên ngành cũng như đòi hỏi của thực tiễn quản lý, tạo cơ sở pháp lý phòng chống các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên ngành.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh