Thừa kế thế vị là gì?

Thứ tư, 10/01/2024, 08:05:05 (GMT+7)

Thừa kế thế vị là gì? Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế nhanh chóng - hiệu quả. Luật Hoàng Anh cam kết uy tín - bảo mật.

Thừa kế thế vị là một chế định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích của người để lại di sản. Vậy thừa kế thế vị là gì? Pháp luật quy định như thế nào về thừa kế thế vị? Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự miễn phí UY TÍN - HIỆU QUẢ. 

Căn cứ pháp lý 

- Bộ luật dân sự 2015.

Thừa kế là gì? 

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế bao gồm: 

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của cá nhân của người đó cho người khác sau khi chết.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế thế vị là gì? 

Người thừa kế là người có được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế người thừa kế có thể chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, nên không thể hưởng thừa kế. Khi đó, để bảo vệ quyền lợi cho họ và những người có quan hệ huyết thống, gần gũi với họ, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về thừa kế thế vị như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống"

Như vậy, thừa kế thế vị có thể hiểu là việc con (cháu) thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng thừa kế từ di sản của ông hoặc bà (cụ) để lại, mà đáng lý ra bố hoặc mẹ (ông, bà) được hưởng nhưng họ lại chết trước hoặc cùng thời điểm với ông hoặc bà (cụ). Ví dụ: ông A đã mất vợ có một người con là anh B, anh B đã lập gia đình có một con là bé C. Khi ông A mất, người ta thấy trong nội dung di chúc mà ông để lại với mong muốn để lại toàn bộ tài sản cho anh B. Tuy nhiên do tai nạn nên anh B và ông A đã chết cùng thời điểm với nhau. Trong trường hợp này bé C sẽ trở thành người thừa kế thế vị cho anh B.

Căn cứ xác lập thừa kế thế vị 

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật. Vì, nếu người thừa kế được chỉ định trong di chúc đã chết thì phần thừa kế của họ trong nội dung của di chúc sẽ bị vô hiệu, làm phát sinh quan hệ hệ thừa kế mới theo pháp luật là thừa kế thế vị. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng thừa kế nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Người có quyền hưởng di sản thừa kế thế vị không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản, mà phụ thuộc vào quan hệ với người “đáng lẽ” được hưởng di sản (bố, mẹ, ông, bà) nhưng đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, họ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Lưu ý, thừa kế thế vị chỉ xảy ra khi cha,mẹ hoặc ông, bà của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu họ bị truất hoặc không có quyền thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không có quyền thế.

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị gồm:

- Cháu được thừa kế thế vị thì con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản; chắt được thừa kế thế vị khi cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.

- Người thừa kế thế vị có  có quan hệ huyết thống về trực hệ, thuộc hàng thừa kế thứ nhất và ở vị trí đời sau chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.

- Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

- Cha hoặc mẹ của người được thế vị khi còn sống có quyền được hưởng di sản của người chết 

- Người thừa kế thế vị không bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Chủ thể có quyền thừa kế thế vị

Người có quyền thể thừa kế thế vị là con cháu của người thừa kế. Có thể thấy người thừa kế thế vị có thể có quan hệ huyết thống với với người để lại di sản hoặc đơn thuần chỉ là quan hệ nuôi dưỡng với họ. Bởi pháp luật không quy định rõ người thừa kế thế vị có phải là con ruột hay con nuôi. Nếu xét trên phương diện hàng thừa kế thì con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với con ruột. Quy định này thể hiện tính nhân đạo và tình cảm trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái, ông bà và cháu không nhất thiết phải cùng một dòng máu mới được pháp luật công nhận, gia đình không chỉ là huyết thống, mà còn là chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Điều này thể hiện rõ nét trong quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những người không có quyền hưởng thừa kế, theo đó người thừa kế có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, đạo đức với người để lại di sản thì sẽ bị tước quyền thừa kế. 

Các trường hợp thừa kế thế vị

-Trường hợp 1: cháu thế vị cho cha mẹ hưởng di sản của ông bà. Cháu được hưởng di sản của ông bà khi cha mẹ là người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà. Khi đó cháu sẽ thay thế vào vị trí của bố mẹ để thừa kế số di sản mà ông bà để lại cho cha mẹ mình hưởng nếu còn sống. Trường hợp này áp dụng đối với cháu nội hoặc cháu ngoại, theo đó, cháu được hưởng di sản của ông bà nội thay cha và hưởng di sản của ông bà ngoại thay mẹ. 

-Trường hợp 2: chắt thế vị cho cha mẹ hưởng di sản của cụ. Trường hợp cả cháu và con đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì, chắt là con của cháu sẽ trở thành người thừa kế thế và được hưởng phần di sản mà đáng nhẽ cha mẹ được hưởng. Ví dụ: Ông A có con là anh B, anh B đã lập gia đình có con là anh C, anh C cũng đã lập gia đình và có con là anh D. Ông A, anh B và anh C đi thuyền gặp bão và đều tử vong, di chúc của ông A quy định để toàn bộ tài sản cho anh B. Khi đó, thừa kế thế vị được xác định như sau: anh B là người thừa kế theo di chúc nhưng đã chết nên anh C được thế vị hưởng di sản, tuy nhiên anh C cũng đã chết nên người thế vị cuối cùng được hưởng di sản của ông A là anh D. 

Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, không áp dụng trong trường hợp người thừa kế không có quyền hưởng thừa kế, từ chối nhận di sản và truất quyền thừa kế. Vì các trong các trường hợp này người thừa kế được xác định không có quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ thừa kế.

Dịch vụ tư vấn thừa kế thế vị của Luật Hoàng Anh 

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật liên quan đến thừa kế thế vị. Trường hợp có thắc măc, chưa nắm rõ quy định pháp luật về thừa kế thế vị, hãy Liên Hệ Ngay với Công ty Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư