2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người còn sống. Pháp luật Việt Nam quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trên thực tế không phải lúc nào di sản cũng được chia theo di chúc. Do đó, để bảo vệ quyền lợi ích của chủ thể để lại di sản, cũng như chủ thể thừa kế, pháp luật quy định về hình thức thừa kế còn lại không dựa vào di chúc, đó là thừa kế theo pháp luật.
Điều 649 Bộ luật dân sự quy định:
"Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định"
Từ quy định trên có thể rút ra một số đặc điểm của thừa kế theo pháp luật như sau:
Thừa kế theo pháp luật không dựa trên ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản. Nếu thừa kế theo chúc người để lại sản dựa trên ý chí của chính mình nhắm định đoạt tài sản của mình, mà phần thừa kế của mỗi người thừa kế có thể không bằng nhau hoặc có thể có người thừa kế không được hưởng di sản do người lập di chúc đã truất quyền thừa kế của họ; thì thừa kế theo pháp luật hoàn toàn trái ngược. Trong thừa kế theo pháp luật, việc chia di sản thừa kế không dựa trên ý chí của người để lại di sản, di sản người đó để lại được chia theo quy định pháp luật, do đó phần thừa kế của những người hưởng di sản là như nhau. Bởi vì thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế không dựa trên nội di chúc, tuân theo quy luật vận động của tài sản nên pháp luật thực hiện chia di sản cho những người thừa kế, để họ kế thừa, phát triển tài sản của người đã chết. Do không có căn cứ để xác minh phần hưởng di sản của từng người, nên nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng, tránh tranh chấp giữa những người thừa kế, pháp luật đã quy định phần di sản của mỗi người là như nhau.
Vì thừa kế theo pháp luật không xác định được chủ thể cụ thể mà người để lại di sản muốn để lại di sản cho họ, nên pháp luật xác định người hưởng di sản trong trường hợp này dựa trên quan hệ huyết thống, gần gũi, thân thiết. Cụ thể là xác định theo các hàng thừa kế. Nhà nước đã thể hiện ý chí thông qua pháp luật, trực tiếp quy định những người có quyền hưởng thừa kế, phân định di sản cho những người thừa kế cùng hàng và các trình tự khác trong quá trình dịch chuyển di sản[1]. Căn cứ thừa kế theo hàng thì người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân. Bởi cũng chỉ cá nhân mới có quan hệ huyết thống, gần gũi, thân thiết với người đã chết. Bản chất của thừa kế từ khi bắt đầu xuất hiện là việc truyền di sản từ đời này sang đời khác trong cùng một gia đình có quan hệ máu mủ với nhau. Sau này khi xã hội phát triển cùng với sự ra đời của pháp luật thì quyền con người càng được xem trọng hơn, khi đó người ta mới bắt đầu tôn trọng ý chí, nguyện vọng của tất cả các chủ thể trong xã hội. Do vậy, nếu không có sự can thiệp của ý chí chủ thể để lại di sản, thì thừa kế lại quay về với bản chất ban đầu của nó.
Từ đó, có thể thấy thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, gần gũi, thân thuộc với họ. Thừa kế theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế của cả người để lại di sản được để lại di sản khi chết, vừa bảo vệ người thừa kế được hưởng di sản đó.
Luật Hoàng Anh
[1]PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ,(2017),"Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam",Nxb.Công an nhân dân
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh