2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thông thường trong quan hệ vợ chồng, thừa kế được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật như các quan hệ thừa kế khác. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như vợ chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác, pháp luật có quy định riêng để phù hợp với tính chất, mức độ của từng sự kiện. Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế của vợ chồng trong các trường hợp trên như sau:
"Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản"
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân bằng sức lao động của mình hoặc được thừa kế chung, tặng cho chung,…ngoài ra vợ chồng có thể sáp nhập tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân vào khối tài sản chung của vợ chồng. Thông thường tài sản chung sẽ được chia khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung,…”. Như vậy, vợ chồng có thể chia tài sản ngay khi đang trong thời kỳ hôn nhân. Khi đó, quyền thừa kế trong trường hợp vợ hoặc chồng chết vẫn được thực hiện như bình thường. Bởi vì, nếu có một người chết sẽ làm phát sinh quan hệ thừa kế, lúc này tài sản của người đã chết được xác định là tài sản riêng và tài sản chung của họ với chủ thể khác trong đó có tài sản sản chung của vợ chồng; do đó, dù sao cũng phải tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng để xác định tài sản thừa kế. Vậy nên, việc chia tài sản chung được xác định là không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của người còn lại.
Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Từ quy định có thể thấy căn cứ để xác định tình trạng quan hệ vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân hay đã ly hôn là quyết định hoặc bản án “có hiệu lực” của Tòa án. Do vậy, khi quyết định ly hôn chưa có hiệu lực thì họ vẫn bị ràng buộc trong quan hệ vợ chồng hợp pháp. Kéo theo quan hệ thừa kế trong trường hợp ly hôn mà quyết định của Tòa án vẫn chưa có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế thì quyền, nghĩa vụ thừa kế tài sản của nhau vẫn phát sinh đối với các bên. Không chỉ trong quan hệ hôn nhân mà trong bất kỳ một quan hệ dân sự nào, nó chỉ phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm mấu chốt làm phát sinh quan hệ thừa kế, đây là thời điểm làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người thừa kế. Người thừa kế được xác định tại thời điểm điểm mở thừa kế là người còn sống, có quan hệ gắn bó, gần gũi với người để lại di sản hoặc họ được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, chỉ cần tại thời điểm mà người để lại di sản chết quan hệ giữa họ và người thừa kế vẫn được pháp luật công nhận thì người thừa kế đó vẫn được hưởng di sản. Sau thời điểm mở thừa kế, di sản được chia cho những người có quyền hưởng di sản sẽ thuộc sở hữu của họ, lúc này tài sản không còn quan hệ gì với người để lại di sản nữa (trong trường hợp người thừa kế đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ tài chính mà người chết để lại). Do đó, vợ hoặc chồng có thể kết hôn với người khác mà không bị ảnh hưởng tới phần di sản mà mình đã được hưởng.
Quy định về các trường chia di sản thừa kế trong quan hệ vợ chồng nhằm tránh việc xảy ra tranh chấp và bảo vệ quyền lợi các bên trong quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật công nhận.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh