Tình thế cấp thiết trong xử lý vi phạm hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt

Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

1. Khái niệm tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính

Khái niệm tình thế cấp thiết trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có sự tương đầu với khái niệm tình thế cấp thiết của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Khoản 1, Điều 171 quy định: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

2. Hình thức của thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết

- Thiệt hại đến tính mạng con người: Cần phải được chú ý đặc biệt vì tính mạng là tài sản quý giá nhất của con người. Về nguyên tắc, không thể hy sinh tính mạng của con người để bảo vệ tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của bản thân mình. Điều này không phù hợp với quy định của tình thế cấp bách là hy sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Nó không phù hợp với đạo đức xã hội cũng như các quy chuẩn khác được Nhà nước đặt ra.

- Thiệt hại đến sức khỏe con người

- Thiệt hại đến tài sản

- Thiệt hại đến quyền tự do cơ bản của công dân

Với hai thiệt hại này là những thiệt hại dễ hình dung và đã được chứng minh trên thực tế. Loại thiệt hại sau cùng ở đây là những hạn chế đối với các quyền tự do cơ bản của công dân. Ta có thể thấy trường hợp này trong các gia đình chăm sóc người thân thích là người bệnh tâm thần. Ở đây, vì lợi ích của chính người đó mà những người khác phải hạn chế quyền tự do của họ bằng các hình thức khác nhau như nhốt, giữ trong nhà, theo dõi, giám sát chặt chẽ khi ra ngoài được

3. Hình thức của mục đích hành động trong tình thế cấp thiết

Dấu hiệu cơ bản của mặt chủ quan của người gây thiệt hại trong tình thế cấp bách là phải có mục đích bảo vệ lợi ích Nhà nước, của tập thể, lới ích chính đáng của mình, hoặc của người khác trước nguy cơ bị đe dọa thiệt hại.

Nếu thiếu dấu hiệu về mục đích này thì sự gây thiệt hại sẽ không còn nằm trong phạm vi của tình thế cấp thiết nữa mà chuyển sang tội phạm trong pháp luật Hình sự.  Mục đích hành động trong tình thế cấp thiết có các hình thức sau:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước

- Bảo vệ lợi ích của tập thể

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác

Khi hoạt động, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thể phải có ít nhất một trong các mục đích kể trên. Trên cơ sở lý luận về việc hình thành hành động của con người, chúng ta biết rằng mỗi hành động của con người không chỉ nhằm một mục đích mà có thể còn nhằm nhiều mục đích khác nhau.

Nếu người hành động trong tình thế cấp thiết có nhiều mục đích và là những mục đích ể trên thì đương nhiên là tình thế cấp thiết. Ví dụ, muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn, người gây thiệt hại vừa có mục đích bảo vệ tài sản của Nhà nước vừa có mục đích bảo vệ tài sản của công dân.

Vấn đề được đặt ra là người gây thiệt hại có nhiều mục đích, trong đó có một trong những mục đích kể trên thì có được coi là tình thế cấp thiết không.

4. Nguyên tắc trong tình thế cấp thiết là hy sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn.

Nếu ngược lại, thì quy định của tình thế cấp thiết với tính chất là hướng dẫn cách xử sự của con người là vô nghĩa. Không phải mọi trường hợp, lợi ích cá nhân đều được đánh giá thấp hơn lợi ích của Nhà nước và của tập thể. Và cũng không phải mọi trường hợp gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích nhỏ hơn đều là tình thế cấp thiết mà nó còn phải phù hợp với đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết rất đa dạng, có thể do con người, súc vật, sức mạnh thiên nhiên,… gây ra. Bên cạnh yếu tố khác, vấn đề từ con người gây ra có thể nhìn đến việc do con người vô ý gây ra hoặc do con người cố ý gây ra. Như vậy, khi nhìn nhận tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính, cần chú ý các yếu tố sau:

- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là việc làm không trái pháp luật, không có lỗi

- Thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và trong trường hợp đặc biệt là quyền tự do của công dân.

- Mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân là dấu hiệu bắt buộc trong tình thế cấp thiết. Nó có thể kết hợp được với các mục đích khác

- Lợi ích cần hy sinh trong tình thế cấp thiết không những phải nhỏ hơn lợi ích được bảo vệ mà con phải phù hợp với đạo đức xã hội

- Một số người cố ý tạo nên nguy cơ rồi từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của công dân thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư