2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không đưa ra định nghĩa về tình tiết giảm nhẹ nhưng, dựa vào nghĩa thuần việt của từ “tình tiết” là những sự việc nhỏ có quan hệ chặt chẽ đối với hành vi vi phạm thì có thể hiểu, “tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính” là những sự việc nhỏ, những chi tiết nhỏ, những tình tiết nhỏ mà sự hiện diện của nó có ý nghĩa trong việc làm giảm mức độ nguy hiểm của xã hội, thể hiện thái độ, khả năng cải tạo, sửa chữa lỗi lầm của người thực hiện hành vi vi phạm, là cơ sở để giảm nhẹ mức phạt của người vi phạm so với mức phạt mà họ phải chịu theo quy định của pháp luật nếu không có tình tiết đó.
Trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì có quy định áp dụng với vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Những vấn đề cần nắm rõ về quy định này bao gồm:
- Phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình là những đối tượng đặc thù trong các quan hệ pháp luật nói chung. Bởi so với người bình thường, độ nhanh nhạy về tư duy và linh hoạt về hành động của họ bị hạn chế so với đối tượng khác.
- Mặc dù họ đã vi phạm hành chính nhưng so với người bình thường, hậu quả để lại tức là tính nguy hiểm cho xã hội được đánh giá không cao bằng. Nhìn chung, đây là những chủ thể có những hạn chế nhất định về mặt nhận thức, tâm lý, sức khỏe tại thời điểm thực hiện vi phạm hành chính nên cần thiết xem xét để áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tuy nhiên để áp dụng được quy định này là điều không hề dễ dàng.
- Tuy nhiên, quy định này, hiện đang còn gặp nhiều bất cập trong áp dụng.
Theo quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009, “người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 15/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự quy định “người già” là người từ 70 tuổi trở lên. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt lại hướng dẫn về đối tượng “người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. Như vậy, có thể thấy rằng tuy một số văn bản có đề cập nhưng các đối tượng được quy định trong các văn bản hướng dẫn nêu trên lại không đồng nhất với đối tượng “người già yếu” được quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Xử lý VPHC năm 2012 bởi các văn bản này không được áp dụng trong lĩnh vực xử phạt VPHC mà áp dụng trong lĩnh vực hình sự. Do đó, việc xác định tình tiết “người VPHC là người già yếu”khi xử phạt trong thực tế hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của người có thẩm quyền xử phạt. Để xác định được chính xác đối tượng đặc biệt này đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người vi phạm tại thời điểm họ thực hiện VPHC.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không quy định hướng dẫn về tình tiết “người vi phạm hành chính là người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.Đây là những chủ thể đặc biệt mà khi thực hiện vi phạm hành chính họ không thể nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và không kiểm soát được hành vi đó nên Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định đây là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định một người tại thời điểm thực hiện vi phạm hành chính rơi vào tình trạng kể trên. Ví dụ: người điều khiển phương tiện bị bệnh cảm cúm có hiện tượng chóng mặt, mất tập trung dẫn đến vi phạm pháp luật về giao thông thì có được xem là mắc bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi để được quyền áp dụng tình tiết giảm nhẹ này hay không? Điều này đòi hỏi phải có sự giám định kỹ lưỡng về mặt y học mới có thể xác định được, trong khi đa số người có thẩm quyền xử phạt đều không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.
Luật Xử lý VPHC năm 2012 theo hướng bổ sung quy định cho phép Chính phủ ban hành nghị định riêng biệt để hướng dẫn áp dụng các tình tiết này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh