Trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:05 (GMT+7)

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính tại Điều 14, làm căn cứ để hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn và nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội

Trong những năm gần đây, vi phạm hành chính là một trong các vấn đề nổi cộm trong xã hội với nhiều diễn biến phức tạp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ giao thông, y tế cho đến môi trường,… Đề đã và đang gây hậu quả bất lợi cho xã hội và quá trình quản lý Nhà nước của cơ quan hành chính.

Do vậy, với mục đích đặt ra là quy định những vấn đề chung về xử lý hành chính, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính tại Điều 14, làm căn cứ để hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn và nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Nội dung:

1. Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.

Tính chấp hành là một trong những đặc trưng cơ bản của mọi quan hệ pháp luật mà nhà nước điều chỉnh. Sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, pháp luật và công cụ để Nhà nước duy trì hoạt động, quản lý mọi mặt trong đời sống và cũng là công cụ để nhân dân bảo vệ quyền lợi của mình.

Chấp hành là làm theo đúng những điều được đề ra trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt hay trong mệnh lệnh của cấp trên. Chấp hành pháp luật là nhận lấy trách nhiệm để thực hành những điều mà pháp luật quy định và cũng được coi là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định cho mình bằng hành động tích cực. Một xã hội muốn vận hành hiệu quả thì yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, điều này được biểu hiện ở những khía cạnh như sau:

- Thực hiện đúng những hành vi mà pháp luật hành chính cho phép: Bao gồm các hành vi không thuộc quy định cấm trong các văn bản quy phạm pháp luật và những hành vi này có thể không được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật cụ thể nào nhưng không được trái với văn hóa, đạo đức, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Thực hiện đúng những hành vi mà pháp luật hành chính buộc phải thực hiện: Hầu hết, các văn bản pháp luật được sử dụng trong thực tiễn đề ghi rõ đâu là những việc cá nhân, tổ chức được làm và đâu là những việc họ không được làm. Vấn đề buộc thực hiện sẽ được thể hiện thông qua 04 hình thức:

- Không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính cấm thực hiện.

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Điều này có thể thể hiện ở các hoạt động như: không nhận hối lộ, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu,…

Thỉ hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Có thể hiểu như việc thực hiện các nghĩa vụ hành chính,…

Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Biểu hiện của hoạt động này bao gồm sử dụng những quyền mà nhà nước ghi nhận. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;

Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình

Vấn đề áp dụng các hình thức xử phạt hành chính không phải với mỗi cá nhân, mà là có cả tổ chức – bao gồm một tập hợp người trong xã hội. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình. Nếu tổ chức không làm tốt vấn đề này, phải chăng, mức độ vi phạm của hành vi sẽ cao hơn và ảnh hưởng hơn tới xã hội. Do đó, chỉ khi nào quản lý tốt, đặc biệt là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chính họ tự nguyện làm theo những gì mà Nhà nước đặt ra thì khi đó, Nhà nước mới quản lý tốt các vấn đề trong xã hội.

2. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Mặc dù là quan hệ chấp hành, điều hành song không có nghĩa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có trách nhiệm trong đấu tranh trong phòng chống vi phạm hành chính mà trọng trách của họ phải là rất lớn.

Khi thực thi quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể được nhân danh và sử dụng quyền lực do Nhà nước giao. Quản lý hành chính nhà nước phải mang tính quyền lực là do xuất phát từ yêu cầu chung của quản lý hành chính nhà nước là phải phải có căn cứ trên cơ sở quyền lực của nhà nước và được trang bị quyền lực nhà nước, do Nhà nước giao.

Tính quyền lực của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở sự bất bình đẳng giữa chủ thể quả quản lý hành chính nhà nước với đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Đối tượng quản lý hành chính nhà nước có quyền ra lệnh, áp đặt một chiều; thậm chí đe dọa, cưỡng chế khi đối tượng chịu sự quản lý hành chính nhà nước không thực hiện.

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là người được nhà nước trao quyền lực để hiện thực hóa quá trình quản lý của mình. Điểu này thể hiện ở:

- Các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước dưới dạng: các chủ trương, chính sách; quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn...

- Các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước như: các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cưỡng chế…

Tuy nhiên, việc sử dụng các quyền trong quản lý hành chính nhà nước phải theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không vi phạm các điều cấm. Như vậy, mới làm tốt trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Để nhằm giúp đỡ cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý hành chính, cá nhân, tổ chức khi biết sự việc đó là hành vi vi phạm thì có trách nhiệm thông báo với cơ quan hành chính nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể. Khoản 2, Điều 15, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, tố cáo được biểu hiện trên 02 phương diện sau:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

Cơ quan, tổ chức.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Từ những quy định trên có thể thấy rằng, một số giải pháp có thể tham khảo trong trong quá trình này như sau:

- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai, phổ biến pháp luật cho các cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức được giao thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm đưa công tác này vào nề nếp, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tế; tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, khảo sát thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

- Tăng cường quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về xử lý vi phạm hành chính.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư