2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ ngoài tài sản có thể là công việc. Công việc là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ có thể tồn tại dưới hai hình thức là công việc phải thực hiện hoặc công việc không phải thực hiện. Để các bên xác định cụ thể trách nhiệm trong từng trường hợp, pháp luật đã quy định riêng về trách nhiệm dân sự của bên vi phạm nghĩa vụ có đối tượng là công việc. Cụ thể, Điều 353 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do không thực hiện hoặc không thực hiện được một công việc như sau:
“Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại”.
Khoản 1 Điều 276 BLDS năm 2015 quy định đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là công việc phải thực hiện hoặc công việc không được thực hiện. Mỗi loại công việc đều có đặc tính riêng, do đó, pháp luật đã phân loại trách nhiệm do không thực hiện công việc và trách nhiệm do không được thực hiện một công việc, cụ thể:
- Công việc phải thực hiện có thể hiểu là những hoạt động thể hiện thông qua hành vi cụ thể mà một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện nghĩa vụ này, qua đó, bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của mình[1]. Các bên có thể thỏa thuận công việc phải thực hiện là vận chuyển, trông giữ tài sản, cung cấp dịch vụ,…mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì tức đã vi phạm nghĩa vụ. Việc vi phạm nghĩa vụ do không thực hiện công việc là hành vi vi phạm nghĩa vụ, do đó, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Căn cứ vào quy định trên, thì khi vi phạm nghĩa vụ bên vi phạm sẽ phải tiếp tục thực hiện công việc theo yêu cầu của bên có quyền bằng cách tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện. Bên có quyền không quan tâm chủ thể thực hiện nghĩa vụ là ai, miễn sao công việc đó được thực hiện đầy đủ để mang lại lợi ích cho bên có quyền. Do đó, nếu bên có nghĩa vụ không thể tự mình thực hiện công việc, thì có thể giao cho người khác làm, điều được xem là hợp pháp. Quy định như vậy nhằm linh hoạt cho bên có nghĩa vụ trong trường hợp không thể tự mình thực hiện công việc, mà vẫn đáp ứng lợi ích cho bên có quyền. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn đi kèm với hành vi vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, có hành vi vi phạm thì sẽ có thiệt hại xảy ra, mà theo nguyên tắc chung, bên vi phạm mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các chi phí hợp lý.
- Công việc không được thực hiện có thể hiểu là những hoạt động không thông quan hành vi, tức thể hiện dưới dạng không hành đồng mà các bên đã thỏa thuận để thỏa mãn các nhu cầu lợi ích của mình[2]. Việc bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc nhằm đáp ứng cho lợi ích của bên có quyền, tương tự, nếu bên có nghĩa vụ thực hiện công việc đó thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên có quyền. Do đó, nếu quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là công việc không phải thực hiện, mà bên có nghĩa vụ vẫn thực hiện thì bị xem là vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm mà bên có nghĩa vụ phải chịu là dừng ngay công việc đang thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại xảy ra khi bên có quyền yêu cầu. Bằng cách đứng công việc đang thực hiện lại là bên có nghĩa vụ đang chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Vì đối tượng là công việc không được thực hiện, vì vậy, nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ là không thực công việc. Bên cạnh đó, cũng như những nghĩa vụ khác, nếu vì hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại và khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị ảnh hưởng. Ví dụ: nhà A và B là hai bất động sản liền kề chung tường, do đó A và b thỏa thuận không trổ cửa sổ vì sẽ ảnh hưởng đến nhà của nhau. Tuy nhiên, sau đó B vẫn trổ cửa sang nhà của A làm cho nhà A bị nứt tường, đồng thời ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình A. Trường hợp này, hành vi của B được xác định là vi phạm nghĩa vụ do thực hiện công việc mà đáng lẽ không được thực hiện. Vì vậy, B có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của bức tường và bồi thường thiệt hại cho A.
Bản án số 30/2019/DS-ST ngày 05/11/2019 V/v tranh chấp hợp đồng gia công[3]
- Ngày 08/02/2018, vợ chồng anh Vàng A C, chị Giàng Thị L thỏa thuận với anh Nguyễn Thanh T gia công độ chế một xe công nông với chi phí 88.000.000 đồng, vật liệu để gia công xe do anh T chịu trách nhiệm; kết quả sau khi hoàn thành xe phải đảm bảo các nội dung: Hộp số Cao Phong; tời 60m, loại cáp 10; phen 02 ty; thắng cơ; thùng dài 03m, rộng 1,2m; Máy Vikino 30; tời rút gỗ phía trước và sau; bánh trước và sau mới; tay lái trợ lực làm từ sắt tốt. Vợ chồng anh C đã nhiều lần giao tiền cho anh T ứng trước với tổng số tiền là 73.000.000 đồng; sau đó anh C nhiều lần gọi điện hỏi anh T về việc gia công và giao xe nhưng anh T hẹn sẽ giao nhưng sau đó đã bỏ đi khỏi địa phương không thông báo và không để lại địa chỉ; vợ chồng anh C đã tố cáo đến Công an huyện Đắk Glong về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng được kết luận hành vi của anh T không phạm tội. Vì vậy, vợ chồng anh C khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc anh T phải trả lại cho vợ chồng anh C 73.000.000 đồng.
- Trường hợp trên các bên đã thỏa thuận về việc thực hiện một công việc. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền bên có nghĩa vụ đã không thực hiện công việc như đã thỏa thuận. Vì vậy, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi của mình.
Căn cứ vào
- Căn cứ Điều 542; Điều544; Điều 547; Điều 551; khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự; khoản 1 Điều 147; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 26 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Vàng A C, chị Giàng Thị L, buộc anh Nguyễn Thanh T trả lại cho anh C, chị L 73.000.000 (bảy mươi ba triệu) đồng. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.
Luật Hoàng Anh
[1][2]PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ,(2017), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân
[3]https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta438230t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 23/07/2021
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh