Thi hành pháp luật hay thực thi pháp luật là một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi, hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi đó, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Trong xử lý vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có nghĩa vụ:
- Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- [13]Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính.
- Định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình
- Chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện việc báo cáo, cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính.
Đây là một trong những biểu hiện về sự tương trợ, phối hợp giữa cơ quan nhà nước với nhau, ở điều này là phối hợp, mối liên kết giữa Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Bộ tư pháp trong quản lý hành chính Nhà nước. Không có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.
Cơ chế phối hợp tác động đến hiệu quả theo dõi thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp có phạm vi rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, để công tác này đạt được hiệu quả cao thì điều kiện tiên quyết là phải xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ, ngành Tư pháp, trong đó chú trọng đến cơ chế cung cấp thông tin.
việc cung cấp thông tin giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong công tác theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện theo 02 hình thức là cung cấp thông tin theo yêu cầu và chủ động cung cấp thông tin. Việc cung cấp thông tin dưới hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu được các đơn vị thuộc Bộ/ngành Tư pháp thực hiện khi có yêu cầu từ đơn vị chủ trì theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành. Cung cấp thông tin theo yêu cầu có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đề xuất lĩnh vực trọng tâm trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; hoặc trong giai đoạn triển khai thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cũng như trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong khi đó, các đơn vị thuộc Bộ/ngành Tư pháp chỉ thực hiện việc chủ động cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Từ các căn cứ đó, đảm bảo cho quản lý hành chính nhà nước diễn ra hiệu quả cũng như là cơ sở để đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ[16] hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
Luật Tổ chức Chính quyền đại phương quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật. Đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước được quy định tập trung tại Điều 17 Nghị định số 59/2012/NĐ –CP ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ, sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, theo đó Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương cụ thể là:
-Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, UBND cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;
- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND;
- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định 32/2020/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.Theo quy định thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp, hoặc của Bô, cơ quan ngang bộ trong phạm vi ngành lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. UBND cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.
- Đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật;
-Hàng năm UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình theo dõi thi hành pháp luật trước ngày 10/12. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
- UBND cấp huyện thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.
Trong vấn đề báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thì:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm; Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương
- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm, để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 20 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm. Đối với số liệu xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, để phục vụ công tác theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tổng hợp vào Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại Điều 25 về Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Nhìn chung, các quy định này cũng tương đương với các quy định được nói đến ở trên chủ yếu liên quan đến việc cung cấp thông tin, kết quả xử lý vi phạm hành chính, có sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm hành chính với nhau.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 05/05/2021
Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp nhất thể hiện bản chất của các quan hệ tài sản. Khi hai bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện sai, không đúng với những điều khoản quy định trong hợp đồng thì nảy ra hành vi vi phạm h
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam áp dụng phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp luật Dân Sự 22/07/2021
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính tại Điều 14, làm căn cứ để hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn và nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Điều 16, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gồm trong xử phạt vi phạt hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Điều 17, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về XLVPHC để xây dựng CSDL quốc gia
Tìm kiếm nhiều