Trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

bài viết sau đây trình bày về trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở

Hoạt động hòa giải cơ sở là một cơ chế giải quyết tranh chấp phổ biến trong cộng đồng dân cư. Với những ưu điểm nhất định như giải quyết kịp thời ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp; lực lượng tham gia hòa giải là những người cùng xóm ấp, có mối quan hệ gần gũi, quen biết có tầm ảnh hưởng, uy tín nhất định với đôi bên từ đó góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc của các bên và Nhà nước. Để hoạt động hòa giải ở cơ sở có thể tiến hành không thể không kể đến trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải cơ sở là gì?

Hòa giải cơ sở là hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.

Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Hòa giải viên là gì?

Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở

Điều 28 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.

- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, có trách nhiệm sau đây:

+ Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

+ Biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp tỉnh;

+ Quy định mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; mẫu, biểu thống kê về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, ngoài Bộ Tư pháp đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp thực hiện một số hoạt động quản lý đối với hòa giải ở cơ sở, cần phải có sự kết hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ khác thì việc thực thi những nhiệm vụ được giao mới đảm bảo hiệu quả, từ đó phát huy một cách tối đa vai trò của hoạt động hòa giải ở cơ sở trong giải quyết tranh chấp ở cộng đồng dân cư.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư