Xác định cá nhân mất tích hoặc chết trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:59 (GMT+7)

Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về người đó

1.Căn cứ pháp lý

Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác định cá nhân mất tịch hoặc chết trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 675. Xác định cá nhân mất tích hoặc chết
1. Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về người đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc xác định tại Việt Nam một cá nhân mất tích hoặc chết theo pháp luật Việt Nam”

2.Nội dung

-Việc sống chết của cá nhân có ý nghĩa quan trọng không chỉ với bản thân người đó mà còn với cả những người có liên quan. Trên thực tế, do một lý do nào đó như tai nạn, thiên tai,…mà không thể xác định được một người đó đã chết hay còn sống. Vì vậy, những người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết.
-Việc tuyên bố một người đã chết hay mất tích thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, khi Tòa án nước nào có thẩm quyền tuyên bố thì trình tự, thủ tục phải tuân thủ theo pháp luật tố tụng dân sự của nước đó. Tương tự, Tòa án Việt Nam có quyền tuyên bố một người là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài đã chết hoặc mất tích theo pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, việc xác định một cá nhân là người nước ngoài là đã chết hay mất tích, phải tuân thủ theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng của người đó. Như vậy, không có một căn cứ chung nào cho việc xác định một người đã chết hay mất tích trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Mà pháp luật của mỗi quốc gia mà người đó mang quốc tịch sẽ có quy định riêng. Đây là quan hệ nhân thân của cá nhân nên ưu tiên áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để xác định. Ví dụ: Một đoàn người đi leo núi bị mất tích, trong đó có cả người Việt Nam và người đến từ các quốc gia khác. Giả sử theo yêu cầu của những người thân còn sống của một người có quốc tịch Mỹ đã mất tích khi đi leo núi, có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam tuyên bố người đó là mất tích. Tòa án Việt Nam có quyền tuyên bố người đó mất tích theo yêu cầu của người thân, nhưng việc xác định xem họ có được xem là mất tích hay không thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật nước Mỹ. Tương tự nếu người thân của người có quốc tịch Việt Nam đã mất tích yêu cầu, thì Tòa án Việt Nam căn cứ vào quy định của Luật Việt Nam để xác định người đó có được xem là mất tích hay không và ra quyết định tuyên bố.
-Trong trường hợp đặc biệt, nếu người mất tích hoặc chết tại Việt Nam dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, thì việc tuyên bố họ là đã chết hay mất tích phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lúc này pháp luật xem xét đến yếu tố nơi xảy ra vụ việc, chứ không căn cứ vào hệ thuộc luật quốc tịch nữa. Ví dụ: Người nước ngoài tới Việt Nam du lịch, tuy nhiên bị mất liên lạc, không thể xác định người đó đã đi đâu, còn sống hay đã chết. Lúc này, theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tòa án Việt Nam có quyền tuyên bố họ đã chết hoặc mất tích. Căn cứ để xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 675 BLDS năm 2015, là pháp luật Việt Nam, vì sự kiên trên xảy ra tại Việt Nam.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư