2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.
Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Khoản 6, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính là nội dung bị cấm
Khoản 6, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Quy định này tương tự với vấn đề trên, đó là khi xử lý vi phạm hành chính, phải nhanh chóng, kịp thời và đúng thẩm quyền, tình huống xảy ra. Trong đó, điều quan trọng nhất là xác định được hành vi này có đúng là vi phạm hành chính hay không, đủ cấu thành của hành vi vi phạm gồm:
- Mặt khách quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Nói một cách đơn giản, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước, đã được pháp luật ngăn không cho thực hiện bằng cách quy định nó trong văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính. Theo đó, Nhà nước sẽ chỉ ra rằng, hành vi nào là không được làm, bị cấm thực hiện, khi vi phạm sẽ bị phạt như thế nào. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi của các tổ chức, cá nhân có phải vi phạm hành chính hay không đều phải xác định được hành vi đó vi phạm điều gì trong các văn bản quy phạm pháp luật, có căn cứ pháp lý rõ ràng.
- Chủ thể: Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi của mình, và trong độ tuổi pháp luật quy định
- Mặt chủ quan: Về cơ bản, dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích hoặc động cơ.
- Khách thể: Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
Từ việc xác định đúng vi phạm hành chính là căn cứ để áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đúng. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền phải xử phạt nghiêm minh để đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Việc không xử lý hay xử lý quá nhẹ có thể dẫn đến sự coi thường pháp luật, nếu xử phạt quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phạt. Cả hai khả năng đó đều ảnh hưởng bất lợi đến ý thức pháp luật của người dân.
Do đó, nếu như xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính thì lỗi sẽ thuộc về cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, không đảm bảo tính hiệu quả của áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính, tính công bằng của Nhà nước trong quản lý, điều hành xã hội. Từ đó, đây được xem là hành vi bị nghiêm cấm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh