2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.
Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Khoản 11, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính,… là một hành vi bị cấm.
Khoản 11, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm được công nhận từ rất sớm bởi các văn kiện quốc tế liên quan đến quyền con người. Cụ thể, tại tại Điều 1 và Điều 2 của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948, quyền con người được ghi nhận như sau: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”. Bên cạnh đó, Điều 12 của Tuyên ngôn cũng khẳng định: “Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…”. Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng ghi nhận: “Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Có thế thẩy, các văn kiện quốc tế được công nhận rộng rãi trên thế giới đã ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm như một phần quyền nhân thân của con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia thừa nhận và bảo vệ quyền nhân thân của con người, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Tiêu biểu, ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị. Trước khi tham gia vào các công ước này, Việt Nam đã có sự thừa nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người trong Hiến pháp năm 1980, cụ thể tại Điều 70: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Đến năm 2013, Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụ thể hóa các quy định này, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34, Khoản 1 của Điều 584 và Điều 592 về các nguyên tắc bồi thường và đối tượng phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm. Các văn bản pháp luật khác cũng có sự ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và các chế tài khi xâm phạm quyền. Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về tội làm nhục người khác và Điều 156 về tội vu khống người khác.
Tương tự đó, Khoản 11, Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cụ thể hóa điều này bằng việc cấm hành vi: “Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.”
Người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đều là một trong các đối tượng của xử lý hành chính, bị chịu chế tài do Luật hành chính quy định. Mặc dù, trên cơ bản, họ bị tước đi một số quyền về tài sản hoặc hạn chế quyền tự do song những quyền thuộc về nhân thân như danh dự, tính mạng, nhân phẩm, sức khỏe cần được tôn trọng và không được xâm phạm dù là tội của họ có mang tính chất nguy hiểm, nặng nề như thế nào.
Về cơ bản, quy định này phù hợp với các công ước chung về Quyền con người, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thể hiện tư tưởng nhân đạo, vì con người, bảo vệ con người của Việt Nam. Khi xâm phạm đến những quyền này, tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà sẽ chịu chế tài phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh