Đất rừng theo quy định của luật đất đai 2024?

Thứ sáu, 27/09/2024, 16:05:38 (GMT+7)

Đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 về phân loại đất  gồm ba loại, bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 gọi đất rừng sản xuất, đấy rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng là đất lâm nghiệp.

Khái niệm các loại rừng

- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử , văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Chế độ sử dụng đất

Chế độ sử dụng đất các loại đất lâm nghiệp được quy định tại các Điều: Điều 184 quy định về đất rừng sản xuất, Điều 185 quy định về đất rừng phòng hộ, Điều 186 quy định về đất rừng đặc dụng tại Luật Đất đai năm 2024 như sau:

Đối với đất rừng sản xuất

* Nhà nước giao đất, rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng sau đây:

- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thường trú trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất là rừng trồng đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024; đối với phần diện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng vượt hạn mức giao đất thì phải chuyển sang thuê đất.

- Cộng đồng dân cư trên đụa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng.

- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triền rừng.

- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích đất rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ.

* Nhà nước cho tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân thuê đất rừng sản xuất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

* Người được Nhà nước cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không được chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

* Nhà nước cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất rừng sản xuất để thực hiện dự án trồng rừng sản xuất.

Đối với đất rừng phòng hộ

 Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng,bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:

- Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng họ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó.

- Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.

- Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.

Các đối tượng trên được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận  tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng được thực hiện quyền của người sử dụng đất và phải đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 45 của Luật Đất đai 2024.

Đối với đất rừng đặc dụng

Nhà nước giao đất rừng đặc dụng để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:

- Ban quản lý rừng đặc dụng.

- Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.

- Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng đặc dụng.

Các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng đặc dụng được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Người được Nhà nước giao đất rừng đặc dụng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

Như vậy, việc quản lý, sử dụng đối với từng loại đất lâm nghiệp (đất rừng) được quy định cụ thể, nghiêm ngặt theo quy định của Luật đất đai 2024. Việc quy định rõ ràng như vậy tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên rừng, góp phần xây dựng một môi trường rừng đa dạng, phong phú, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư