2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
1. Khái niệm về quyền sở hữu và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội giữa người với người trong quá trình chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội. Khái niệm quyền sở hữu ra đời gắn liền với sự xuất hiện của pháp luật nhằm phân biệt quyền của chủ sở hữu này với chủ sở hữu khác đối với một đối tượng sở hữu cụ thể. Theo từ điển tiếng Việt, quyền sở hữu được hiểu là “Quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình.” Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu là “phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định”.
Khi các quan hệ sở hữu được thể chế thành luật pháp và cơ chế vận hành nhất định thì toàn bộ hệ thống pháp luật ấy cùng với toàn bộ cơ chế tổ chức vận hành hợp thành chế độ sở hữu: “Toàn bộ quan hệ sở hữu trong xã hội hợp thành chế độ sở hữu – nền tảng của xã hội tương ứng với mỗi phương thức sản xuất” (theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học).
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta ra đời khi Hiến pháp 1980 được ban hành dựa trên cơ sở lí luận về tính tất yếu khách quan của việc xã hội hoá đất đai. Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai là của Nhà nước, thuôc sở hữu toàn dân nhưng không làm rõ khái niệm và nội dung cụ thể của hình thức sở hữu này. Chính vì vậy, quy định trong Luật đất đai 2013 làm rõ sự đồng nhất giữa sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước về đất đai, cụ thể Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
2. Nội dung của quyền sở hữu toàn dân về đất đai
2.1 Quyền chiếm hữu đất đai
Quyền chiếm hữu đất đai là quyền của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện quản lý thống nhất toàn bộ vốn đất đai nhưng Nhà nước lại không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất mà lại trao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Nhà nước không mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình, bởi vì Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động nghiệp vụ và pháp lý.
2.2 Quyền sử dụng đất đai
Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuốc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài nhưng Nhà nước không mất đi quyền sử dụng đất của mình. Bởi vì, Nhà nước thực hiện quyền sử dụng đất bằng các hình thức chủ yếu sau:
- Thông qua việc xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân định mục đích sử dụng cho từng loại đất cụ thể.
- Thông qua việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất buộc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện trong quá trình sử dụng đất.
2.3 Quyền định đoạt đất đai
Quyền định đoạt đất đai là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Đây là quyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai.
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất đai bằng các phương thức chủ yếu sau đây:
- Thông qua các hành vi giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
- Nhà nước quyết định mục đích sử dụng của từng loại đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Nhà nước quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vừa có tính hợp lý vừa mang tính ổn định, lâu dài.
- Thông qua việc quyết định giá đất để thực hiện việc quản lý đất đai về mặt kinh tế.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và có cơ chế bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trên thực tế.
- Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
- Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất nhằm điều tiết vấn đề đất đai để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;…
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh