2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai ở Việt Nam thuộc quyền sở hữu toàn dân, nhân dân là chủ sở hữu và do Nhà nước đại diện quản lý. Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là luật thuế mới có những thay đổi căn bản so với Thuế nhà, đất trước đây. Việc tính thuế căn cứ theo giá đất được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; Thuế suất được xác định theo mức lũy tiến của diện tích đất sử dụng để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hạn chế đầu cơ; đồng thời đối tượng chịu thuế bao quát được tất cả các đối tượng sử dụng đất phi nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về người nộp thuế theo Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 (Sau đây được gọi là Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010).
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Từ đó, có thể định nghĩa đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: đất trồng lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị và các loại đất khác có mục đích sử dụng không dùng để làm nông nghiệp.
Theo đó, người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế như sau:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
Theo cách gọi trước đây, người dân Việt Nam biết đến rộng rãi với 2 tên gọi là “Sổ đỏ” (chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và “Sổ hồng” (chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đến trước ngày 10/12/2019 thì đây vẫn là 2 mẫu giấy chứng nhận khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định trong Luật Đất đai năm 2013 đang có hiệu lực thi hành thì thống nhất sử dụng chung mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cũng có nghĩa là không phân biệt giữa sổ hồng hay sổ đỏ.
Ngoài ra, các mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;
- Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
- Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
- Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
- Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh