2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định về bị can như sau:
“Điều 60. Bị can
1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.”
Điều luật được sửa đổi, bổ sung từ Điều 49 BLTTHS 2003, quy định về đối tượng, quyền và nghĩa vụ của bị can. Theo quy định của BLTTHS 2003 thì bị can chỉ là cá nhân bị khởi tố về hình sự, còn BLTTHS 2015 quy định bị can là cá nhân và pháp nhân bị khởi tố về hình sự, trong đó quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Đối tượng đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Bị can là người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra, truy tố. Thời điểm chấm dứt tư cách bị can chuyển sang bị cáo là tại thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2015 có quy định: “Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.” Quy định trên phản ánh rõ hai khía cạnh của căn cứ khởi tố và mối quan hệ giữa chúng, đó là chứng cứ (căn cứ để xác định đối tượng chứng minh) và vấn đề cần làm rõ (đối tượng chứng minh – hành vi phạm tội).
Như vậy, khởi tố vụ án và khởi tố bị can có điểm giống nhau, đều là quyết định bắt đầu điều tra công khai theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự, nhưng khác nhau về thời điểm, yêu cầu, căn cư, đối tượng khởi tố. Nếu như tại thời điểm ra quyết định khởi tố vụ án chưa xác định ngay người thực hiện tội phạm là ai, pháp nhân nào; hành vi thực hiện tội phạm diễn ra như thế nào thì khi quyết định khởi tố bị can phải xác định chính xác người hoặc pháp nhân cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Khởi tố bị can không chỉ được tiến hành ở giai đoạn khởi tố vụ án mà còn được thực hiện trong giai đoạn điều tra hay trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện có người thực hiện tội phạm.
Vì vậy quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày tháng năm sinh của bị can, bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào được BLHS quy định; thời gian, địa diểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Nếu bị can bị khởi tố về những tội phạm khác nhau thì trong quyết định khởi tô bị can phải ghi rõ những tội danh và điều khoản BLHS được áp dụng. Việc sửa đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can phải tuân thủ theo quy định tại Điều 180 BLTTHS 2015.
Điều 60 BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bị can, họ có quyền tự chủ về việc khai báo, họ có thể không buộc phải khai báo những gì bất lợi cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước CQTHTT. Theo đó bị can có thêm quyền đọc, ghi chép tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu đồ vật có liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra đánh giá và không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Đáng chú ý hơn là quyền “được biết lý do khởi tố”. Bi can cần phải biết được họ đang bị khởi tố về tội gì, và tại sao mình bị khởi tố, không có quyền đó thì họ không thể thực hiện được quyền bào chữa của mình. Việc giải thích cho bị can lý do cũng chính là để bị can nắm bắt thông tin, chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình. Trách nhiệm giải thích cho bị can trong trường hợp này thuộc về Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và phải được ghi lại nội dung theo biên bản hỏi cung, đưa vào hồ sơ vụ án, đồng thời giúp bị can biết được các quyền để chống lại khi bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe một cách trái pháp luật.
Hơn nữa, quyền được “trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc tội (bị can, bị cáo) và giải quyết được những bất cập trong vụ án mà các CQTHTT sử dụng lời khai bất lợi cho người bị buộc tội hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ để kết tội đưa ra truy tố, xét xử. Như vậy, người bị buộc tội có quyền tự chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước CQTHTT. Khi làm việc với các cơ quan tố tụng, họ có thể không trả lời một số câu hỏi mà họ cho là chống lại họ và cũng không buộc phải khai nhận mình có tội, quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Trên thực tế, CQTHTT, người tiến hành tố tụng luôn mong muốn sự hợp tác của người bị buộc tội, nhưng nếu không nhận được sự hợp tác tích cực của người bị buộc tội thì cũng không thể coi đó là tình tiết tăng nặng. BLHS cũng không coi việc người bị buộc tội không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất lợi cho bản thân, khong buộc phải nhận tội hay “ngoan cố, không khai báo thành khẩn” là tình tiết tăng nặng. Người bị buộc tội có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền này. Việc nhận tội của người bị buộc tội luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt. Như vậy, với quy định mới về quyền này của bị can, tình trạng bức cung, dùng nhục hình sẽ được giảm thiểu. Khi bị can sử dụng quyền này thì Cơ quan Điều tra phải chứng minh họ phạm tội bằng chứng cứ chứ không thể bằng lời cung hoặc bức cung, dùng nhục hình, dẫn đến oan sai và cũng là tiền đề quan trọng để thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội cũng như nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về CQTHTT.
Bên cạnh đó, họ có quyền được “trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng, xem xét đánh giá”. Sau khi đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để có thể tự gỡ tội cho mình hoặc dùng làm tình tiết giảm nhẹ, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về những đồ vật đó và nếu cần thiết có thể yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra và đánh giá tính xác thực, đúng đắn của những vật này. Điều này giúp cho bị can có thẻ tự chứng minh được mình vô tội và giúp cho quá trình điều tra được nhanh chóng cũng như sự thật của vụ án được làm sáng tỏ.
- Được biết lý do mình bị khởi tố;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này. Nếu áp dụng biện pháp ngăn chặn thì bị can có quyền được biết lý do, được nghe giải thích về quyền bảo lĩnh (Điều 121 BLTTHS 2015), quyền đặt tiền để bảo đảm (Điều 122 BLTTHS 2015), quyền khiếu nại đối với quyết định này và được quyền nhận bản sao quyết định. Trường hợp có sự thay đổi biện pháp ngăn chặn thì bị can phải được thông báo về sự thay đổi này. Trong trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định, bị can có quyền yêu cầu thông báo nội dung kết luận giám định có quyền yêu cầu bổ sung và giám định lại;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu chứng minh sự vô tội hoặc đưa ra những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết yeu cầu của họ. Nếu không chấp nhận yêu cầu của họ, CQTHTT phải lập biên bản và nêu rõ lý do;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tự bào chữa và nhờ người bào chữa;
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
-Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải theo quy định tại khoản 1 Điều 127 BLTTHS 2015, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Việc truy nã, bắt người bị buộc tội thực hiện theo Điều 231 và Điều 112 BLTTHS 2015. Đối tượng bị truy nã là người bị buộc tội bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện:
+ Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiên hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
+ Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạ đối tượng bỏ trốn” theo Thông tư liên tích số 13/2012/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012.
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Và Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh