2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. vậy các đối tượng, phạm vi, nguyên tắc phân loại đô thị và các tiêu chí chung để phân loại đô thị là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Điều 1, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về đối tượng và phạm vi phân loại đô thị như sau:
- Thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I.
- Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc đô thị loại II hoặc đô thị loại III.
- Thị xã được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại III hoặc đô thị loại IV.
- Thị trấn được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.
- Khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.
Căn cứ tại Điều 2, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, đô thị được phân loại dựa trên các nguyên tắc sau:
- Việc phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Chương trình phát triển từng đô thị để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 12/2014/TT-BXD, Chương trình phát triển đô thị là tài liệu cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đô thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí của loại đô thị nào thì được xem xét, đánh giá theo loại đô thị tương ứng.
Tiêu chí đối với các loại đô thị, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.
- Đánh giá phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai là một trong những cơ sở để thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị.
Địa giới hành chính là đường ranh giới (đường cơ sở) để phân chia các đơn vị hành chính, được đánh dấu bằng các mốc địa giới hành chính.
- Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí.
Căn cứ tại Điều 4, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 được sửa đổi tại Điều 140, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bản sau đây: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó:
Quy mô dân số là ước chừng lượng dân số của đô thị, mật độ dân số là chỉ số phản ánh mức độ tập trung của dân số trên lãnh thổ đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là tỷ lệ những người lao động hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ…
Các tiêu chí đối với từng loại đô thị cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh