2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để đánh giá đúng số lượng, chất lượng của đất nhằm phục vụ cho việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả, việc điều tra cơ bản về đất đai là vô cùng quan trọng. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về bước đầu tiên của việc điều tra cơ bản về đất đai: lập, chỉnh lý bản đồ địa chính? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Như vậy, bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện vị trí, ranh giới, tính chất các thửa đất trong từng đơn vị hành chính, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Căn cứ tại Khoản 1, 2 Điều 3, Luật đất đai năm 2013, việc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính được quy định như sau:
Theo quy định trên, việc đo đạc để lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất gồm có các nội dung về ranh giới thửa đất, cạnh thửa đất…theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Việc quy định cụ thể như vậy nhằm đảm bảo sự chính xác đối với bản đồ địa giới hành chính, từ đó giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý.
Chỉnh lý có thể hiểu là việc chỉnh sửa, thay đổi. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất nhưng phải dựa trên các cơ sở pháp lý đo là quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến ranh giới sử dụng đất.
Bên cạnh đó, việc chỉnh lý bản đồ địa chính có thể được thực hiện khi có các yếu tố liên quan đến nội dung địa chính như thay đổi ranh giới do sạt lở, sụt lún đất tự nhiên, người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai phát hiện có sai sót trong khi vẽ bản đồ địa chính
Cụ thể, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ tài nguyên và Mội trường quy định về việc lập, quản lý và sử dụng bản đồ địa chính như sau:
Việc lập bản đồ địa chính cần phải dựa trên các cơ sở như cơ sở toán học, phải lựa chọn được tỷ lệ và phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính, thể hiện được đầy đủ các nội dung của bản đồ quy định tại Điều 8, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, cần phải xác định chính xác ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
Xem thêm: Nội dung bản đồ địa chính
Cơ sở toán học của việc lập bản đồ địa chính
Tỷ lệ, phương pháp đo vẽ và sai số của bản đồ địa chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh