Các quy định về điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đàu tư xây dựng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:22 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đàu tư xây dựng

Pháp luật hiện hành quy định về các điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đàu tư xây dựng tại mục 2, Chương II, Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau: 

1. Điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm

Điều 7, Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

+ Tại Giấy phép thành lập và hoạt động có nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm); có nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ (đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm).

+ Đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Ví dụ, Điều 63, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về các điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sau: 

+ Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định;

+ Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000

+ Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật 

+ Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Điều kiện đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài

Điều 8 Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định đối với trường hợp tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đang hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

+ Được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.

3. Các quy định về mức giữ lại

Căn cứ tại Điều 9, Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ, nhằm đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và quyền lợi của bên mua bảo hiểm, căn cứ vào năng lực tài chính, kết quả thẩm định rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quyết định nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

+ Mức trách nhiệm giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.

+ Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm (fronting), tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Kinh doanh bất động sản

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư