2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, hoạt động kinh doanh bất động sản ngày càng phát triển, nhận được sự quan tâm từ người dân. Đồng thời, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác quản lý thị trường bất động sản, hỗ trợ, thúc đẩy, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững. Vậy theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản được quy định như thế nào?. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về vấn đề này. GỌI NGAY tới 0908308123 để được luật sư tư vấn đất đai miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023;
- Luật Nhà ở năm 2023;
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2013;
- Công văn 8336/BTC-CST 2013 về việc triển khai thực hiện một số quy định có hiệu lực từ 01/07/2023 tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 06 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 5.296 doanh nghiệp, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 1.409 doanh nghiệp, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm 2021. Những con số này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau đại dịch. Có thể thấy rằng, sự tăng trưởng trên không chỉ xuất phát từ nhu cầu thị trường mà còn là kết quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản. Vấn đề đó đã thể hiện chi tiết qua nội dung của Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 như sau:
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.
2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.
3. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án đối với dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.
4. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án bất động sản.
5. Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
6. Nhà nước có chính sách để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.
7. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Nội dung về các chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản được quy định cụ thể như sau:
Điều này có nghĩa là việc đầu tư kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân thuộc thành các thành phần kinh tế khác nhau (bao gồm: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tư nhân, Kinh tế tập thể; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) đều được Nhà nước khuyến khích đầu tư kinh doanh bất động sản. Sự khuyến khích được thể hiện thông qua việc tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, hấp dẫn, công khai, minh bạch và an toàn về mặt pháp lý. Nhà nước không chỉ có các chính sách ưu đãi về thuế, vốn mà còn ban hành các quy định pháp luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Đất đai 2024,... để quản lí chặt chẽ thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức thuộc các tổ chức thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản cần phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn. Cụ thể, các dự án bất động sản phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề cấp thiết trong xã hội như nhà ở cho người thu nhập thấp, phát triển hạ tầng đô thị và bảo vệ môi trường.
Để khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án được ưu đãi đầu tư, Nhà nước đã ban hành chính sách miễn, giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo đó, Khoản 7 Điều 1 Luật Nhà ở năm 2023 quy định: Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật này. Như vậy, khi cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì sẽ nhận được nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất hay các gói tín dụng. Cụ thể, tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được hướng dẫn bởi Điều 2 Công văn 8336/BTC-CST 2013 quy định thu thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01/07/2013 được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế TNDN 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Qua đó, có thể thấy rằng những chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng thời góp phần giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho người dân.
Để thu hút các chủ đầu tư bỏ vốn vào các dự án được hưởng ưu đãi, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi đối với dự án ưu đãi đầu tư. Các công trình hạ tầng kỹ thuật này bao gồm hạ tầng giao thông, cấp nước, thông tin, v.v. Cụ thể:
Đối với các dự án thông thường, nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư, bỏ vốn từ ngân sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn của mình để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án thông qua các chính sách ưu đãi, như ưu đãi thuế. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy dự án của chính nhà thầu đầu tư mà còn góp phần nâng cao hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn mà Nhà nước quản lý.
Đặc biệt, đối với dự án được ưu đãi đầu tư, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án. Quy định này thể hiện sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với các dự án trong danh mục hưởng ưu đãi đầu tư, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các dự án này.
Theo đó, Nhà nước bỏ vốn ngân sách để đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án đầu tư kinh doanh thông qua việc thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi hiện nay một số dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư thường chú trọng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật gắn bó và liên quan trực tiếp đến sản phẩm nhà ở nhằm mục tiêu quay vòng vốn nhanh chóng thông qua việc bán, cho thuê. Trong khi đó, các công trình công ích đô thị hay công trình xã hội trong phạm vi dự án bất động sản như công viên, trường học, bệnh viện, có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ.
Do đó, chính sách này giúp đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc cho toàn bộ khu vực xung quanh dự án.
Thị trường bất động sản luôn biến động do ảnh hưởng của yếu tố chính trị- xã hội như các chính sách pháp luật; tâm lý người dân; lãi suất ngân hàng,... Vì vậy, việc bình ổn thị trường bất động sản từ đó thúc đẩy thị trường này luôn phát triển lành mạnh, an toàn là điều vô cùng quan trọng để bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng.
Nhà nước đã có nhiều chính sách để điều tiết thị trường nhằm ổn định tình hình kinh tế- xã hội thông qua các giải pháp như ưu đãi tín dụng, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn giảm thuế. Việc quy định chính sách giúp đảm bảo thị trường bất động sản phát triển đúng hướng đồng thời bảo đảm lợi ích chung của người dân và nhà đầu tư.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các phương thức thanh toán hiện đại như thẻ ngân hàng, thanh toán qua mã phản hồi nhanh - QR Code, thanh toán phi tiếp xúc - NFC,... đã trở thành xu hướng phổ biến trong các giao dịch hiện nay. Trong khi đó, giao dịch bất động sản là lĩnh vực đặc thù có giá trị lớn. Vì thế, việc bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các cơ quan chức năng kiểm tra, theo dõi dòng tiền qua hồ sơ giao dịch tại ngân hàng để minh bạch hoạt động kinh doanh bất động sản.
Đây là điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 so với quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014. Điều này đã đáp ứng với nhu cầu phát triển xã hội hiện nay trong bối cảnh nhà nước đã và đang triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Khoản 10 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về khái niệm giao dịch bất động sản (BĐS) như sau:
Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này.
Sàn giao dịch BĐS là nơi tạo môi trường giao dịch công khai, minh bạch về thông tin và giá của BĐS. Qua đó, giúp nhà đầu tư nắm được toàn bộ bản chất của dự án, từ đó tránh được rủi ro và thiệt hại trong giao dịch.
Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các giao dịch bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản. Quy định này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, khách hàng được tự chọn phương thức giao dịch theo nhu cầu của các bên trong giao dịch.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh