Chính sách của Nhà nước về kiến trúc? Phần 1

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:09 (GMT+7)

Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Kiến trúc cũng là công cụ thể hiện nét văn hóa của dân tộc, của đất nước.

Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Kiến trúc cũng là công cụ thể hiện nét văn hóa của dân tộc, của đất nước. Nhà nước quy định một số nguyên tắc, chính sách đối với hoạt động kiến trúc như sau:

Nguyên tắc hoạt động kiến trúc

Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Hoạt động kiến trúc phải được thực hiện trên 05 nguyên tắc sau:

1. Tuân thủ Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

3. Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

4. Ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

5. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc

Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam;

- Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiến trúc; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc;

- Xây dựng mẫu thiết kế kiến trúc đáp ứng tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc.

Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc;

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về kiến trúc;

- Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa;

- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về kiến trúc;

- Triển lãm, quảng bá về kiến trúc.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động mà Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư và các hoạt động sau đây:

- Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực kiến trúc;

- Xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực kiến trúc;

- Trợ giúp, tư vấn miễn phí về kiến trúc vì lợi ích của xã hội và cộng đồng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019?

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư